Tài liệu chứng cứ để xác định nạn nhân trong phòng chống mua bán người từ 01/7/2025?

Tài liệu chứng cứ để xác định nạn nhân trong phòng chống mua bán người từ 01/7/2025? 08 quyền của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là gì?

Tài liệu chứng cứ để xác định nạn nhân trong phòng chống mua bán người từ 01/7/2025?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 32 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về căn cứ để xác định nạn nhân như sau:

Điều 32. Căn cứ để xác định nạn nhân
1. Việc xác định nạn nhân căn cứ vào tài liệu, chứng cứ sau đây:
a) Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;
b) Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;
c) Thông tin, tài liệu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;
d) Thông tin, tài liệu do cơ quan, tổ chức khác trong nước cung cấp;
đ) Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;
e) Lời khai, tài liệu do người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, người thân thích của họ cung cấp;
g) Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi mua bán người cung cấp;
h) Lời khai, tài liệu do nạn nhân khác hoặc những người biết sự việc cung cấp;
i) Tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác.
[...]

Như vậy, từ 01/7/2025, tài liệu chứng cứ để xác định nạn nhân trong phòng chống mua bán người như sau:

- Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;

- Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;

- Thông tin, tài liệu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;

- Thông tin, tài liệu do cơ quan, tổ chức khác trong nước cung cấp;

- Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;

- Lời khai, tài liệu do người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, người thân thích của họ cung cấp;

- Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi mua bán người cung cấp;

- Lời khai, tài liệu do nạn nhân khác hoặc những người biết sự việc cung cấp;

- Tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác.

Tài liệu chứng cứ để xác định nạn nhân trong phòng chống mua bán người từ 01/7/2025?

Tài liệu chứng cứ để xác định nạn nhân trong phòng chống mua bán người từ 01/7/2025? (Hình từ Internet)

08 quyền của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là gì?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về 08 quyền của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân như sau:

(1) Đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình, người thân thích của mình theo quy định của Luật phòng, chống mua bán người 2024 khi bị xâm hại, bị đe dọa xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người;

(2) Được thông tin về quyền, lợi ích hợp pháp của mình và các biện pháp phòng ngừa mua bán người;

(3) Được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định của Luật phòng, chống mua bán người 2024 hoặc từ chối nhận hỗ trợ;

(4) Được bảo vệ bí mật thông tin, dữ liệu về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, nơi cư trú, nơi làm việc và thông tin khác theo quy định của pháp luật;

(5) Được cơ quan, người có thẩm quyền cấp giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân;

(6) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

(7) Được từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ;

(8) Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Hành vi bị nghiêm cấm về phòng chống mua bán người mới nhất?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về hành vi bị nghiêm cấm về phòng chống mua bán người như sau:

(1) Mua bán người theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống mua bán người 2024.

(2) Thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai.

(3) Cưỡng bức, môi giới hoặc xúi giục người khác thực hiện hành vi quy định tại (1)(2).

(4) Đe dọa, trả thù nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, người thân thích của họ, người làm chứng, người tố giác, báo tin, tố cáo, khai báo hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.

(5) Dung túng, bao che, tiếp tay, cản trở, can thiệp, không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi mua bán người.

(6) Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện hành vi trái pháp luật.

(7) Cản trở việc giải cứu, tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

(8) Cản trở việc phát hiện, tố giác, báo tin, tố cáo, khai báo, xử lý hành vi quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.

(9) Xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

(10) Tiết lộ thông tin về nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

(11) Giả mạo là nạn nhân.

(12) Hành vi khác vi phạm quy định của Luật Phòng, chống mua bán người 2024.

Lưu ý: Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

Phòng chống mua bán người
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống mua bán người
Hỏi đáp Pháp luật
Tài liệu chứng cứ để xác định nạn nhân trong phòng chống mua bán người từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về đối tượng và chế độ hỗ trợ trong phòng chống mua bán người từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân từ nước ngoài trở về qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Luật phòng chống mua bán người 2024? Khi nào có hiệu lực?
Hỏi đáp Pháp luật
05 nguyên tắc phòng chống mua bán người là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà trường có trách nhiệm gì trong phòng chống mua bán người?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong nạn mua bán người có thời hạn tối đa là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp pháp luật
Gia đình trong việc tham gia phòng ngừa mua bán người như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống mua bán người
Lê Nguyễn Minh Thy
33 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào