Quy định về đối tượng và chế độ hỗ trợ trong phòng chống mua bán người từ 01/7/2025?
Quy định về đối tượng và chế độ hỗ trợ trong phòng chống mua bán người từ 01/7/2025?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về từ 01/7/2025, đối tượng và chế độ hỗ trợ trong phòng chống mua bán người như sau:
(1) Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được hưởng chế độ hỗ trợ sau đây:
(i) Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
(ii) Hỗ trợ y tế;
(iii) Hỗ trợ phiên dịch;
(iv) Hỗ trợ pháp luật;
(v) Trợ giúp pháp lý;
(vi) Hỗ trợ chi phí đi lại;
(vii) Hỗ trợ tâm lý;
(viii) Hỗ trợ học văn hóa;
(ix) Hỗ trợ học nghề, tư vấn, tạo điều kiện để có việc làm;
(x) Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
(2) Người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm từ (i) đến (viii).
(3) Người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là công dân Việt Nam và người dưới 18 tuổi đi cùng đang ở nước ngoài được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm từ (i) đến (iv).
Người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam và người dưới 18 tuổi đi cùng ở trong nước được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm từ (i) đến (vii).
(4) Nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam thì tùy từng trường hợp được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các (i), (ii), (iii), (iv), (v) và (vii).
(5) Chính phủ quy định chi tiết Điều 37 Luật Phòng chống mua bán người 2024.
Quy định về đối tượng và chế độ hỗ trợ trong phòng chống mua bán người từ 01/7/2025? (Hình từ Internet)
Cơ sở trợ giúp xã hội công lập thực hiện các nhiệm vụ gì trong việc hỗ trợ nạn nhân?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 47 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân như sau:
Điều 47. Cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân
1. Cơ sở trợ giúp xã hội công lập thực hiện các nhiệm vụ sau đây trong việc hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng:
a) Tiếp nhận và bố trí nơi lưu trú; lập hồ sơ quản lý trong thời gian lưu trú tại cơ sở trợ giúp xã hội;
b) Thực hiện chế độ hỗ trợ theo quy định tại khoản 5 Điều 46 của Luật này;
c) Giáo dục kỹ năng sống;
d) Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp thông tin về chính sách, chế độ, hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng;
đ) Cung cấp thông tin cần thiết cho cơ quan có thẩm quyền để đấu tranh phòng, chống mua bán người;
e) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh nạn nhân;
g) Phối hợp với trung tâm trợ giúp pháp lý để thực hiện trợ giúp pháp lý.
[...]
Như vậy, cơ sở trợ giúp xã hội công lập thực hiện các nhiệm vụ sau đây trong việc hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng như sau:
- Tiếp nhận và bố trí nơi lưu trú; lập hồ sơ quản lý trong thời gian lưu trú tại cơ sở trợ giúp xã hội;
- Thực hiện chế độ hỗ trợ theo quy định tại khoản 5 Điều 46 Luật Phòng chống mua bán người 2024;
- Giáo dục kỹ năng sống;
- Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp thông tin về chính sách, chế độ, hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng;
- Cung cấp thông tin cần thiết cho cơ quan có thẩm quyền để đấu tranh phòng, chống mua bán người;
- Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh nạn nhân;
- Phối hợp với trung tâm trợ giúp pháp lý để thực hiện trợ giúp pháp lý.
Nhà nước có những chính sách gì về phòng chống mua bán người?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về Nhà nước có những chính sách về phòng chống mua bán người cụ thể như sau:
- Phòng, chống mua bán người là nội dung của chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.
- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Ưu tiên ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong phòng, chống mua bán người; hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống mua bán người.
- Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia phòng, chống mua bán người theo quy định của pháp luật.
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản theo quy định của pháp luật.
- Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có tình hình mua bán người diễn biến phức tạp.
Lưu ý: Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?