Yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống LPG theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005?
Hệ thống LPG là gì?
Căn cứ Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005 quy định phạm vi áp dụng:
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu đối với xe cơ giới (sau đây gọi tắt là xe) lắp hệ thống nhiên liệu khí dầu mỏ hoá lỏng (sau đây gọi tắt là hệ thống LPG) trong phê duyệt kiểu.
Theo quy định trên, hệ thống LPG là hệ thống nhiên liệu khí dầu mỏ hoá lỏng.
Yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống LPG theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005? (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống LPG theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005?
Căn cứ Tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005 quy định yêu cầu đối với việc lắp đặt hệ thống LPG:
5 Yêu cầu đối với việc lắp đặt hệ thống LPG
5.1 Yêu cầu chung
5.1.1 Hệ thống LPG lắp trên xe phải hoạt động bình thường bảo đảm cho áp suất làm việc không vượt quá áp suất làm việc lớn nhất theo thiết kế đã được phê duyệt.
5.1.2 Tất cả các bộ phận của hệ thống phải được phê duyệt kiểu cho từng bộ phận riêng biệt theo quy định tại TCVN 7466 : 2005.
5.1.3 Các vật liệu được sử dụng trong hệ thống phải phù hợp với nhiên liệu LPG.
5.1.4 Tất cả các bộ phận phải được định vị đúng và kẹp chặt chắc chắn.
5.1.5 Không rò rỉ trong hệ thống LPG.
5.1.6 Hệ thống LPG phải được lắp đặt sao cho giảm thiểu được các hư hỏng do các bộ phận chuyển động, va chạm, cọ xát, hoặc do tăng/ giảm tải, hoặc do việc chuyển đổi trạng thái có tải/ không tải gây ra.
5.1.7 Không được sử dụng LPG cho những trang thiết bị khác ngoài động cơ
[...]
Như vậy, yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống LPG như sau:
[1] Hệ thống LPG lắp trên xe phải hoạt động bình thường bảo đảm cho áp suất làm việc không vượt quá áp suất làm việc lớn nhất theo thiết kế đã được phê duyệt.
[2] Tất cả các bộ phận của hệ thống phải được phê duyệt kiểu cho từng bộ phận riêng biệt theo quy định tại TCVN 7466 : 2005.
[3] Các vật liệu được sử dụng trong hệ thống phải phù hợp với nhiên liệu LPG.
[4] Tất cả các bộ phận phải được định vị đúng và kẹp chặt chắc chắn.
[5] Không rò rỉ trong hệ thống LPG.
[6] Hệ thống LPG phải được lắp đặt sao cho giảm thiểu được các hư hỏng do các bộ phận chuyển động, va chạm, cọ xát, hoặc do tăng/ giảm tải, hoặc do việc chuyển đổi trạng thái có tải/ không tải gây ra.
[7] Không được sử dụng LPG cho những trang thiết bị khác ngoài động cơ.
- Tuy nhiên, các xe loại M2, M3, N2, N3 và M11) có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất lớn hơn 3500 kg có thể được lắp thêm hệ thống sưởi ấm cho khoang chở người kết nối với hệ thống LPG với điều kiện là hệ thống sư ởi ấm được bảo vệ thích hợp và không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống LPG.
- Xe chỉ sử dụng một nhiên liệu không có bộ chuyển đổi có thể được lắp thêm một đầu nối cấp khí dự phòng trong hệ thống LPG với điều kiện là đầu nối cấp khí dự phòng được bảo vệ thích hợp và không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống LPG. Đầu nối phải kết hợp với một van một chiều riêng biệt để điều khiển hoạt động của động cơ chỉ thông qua van một chiều này.
- Xe sử dụng một loại nhiên liệu lắp đầu nối cấp khí dự phòng phải được dán một nhãn cạnh đầu nối cấp khí dự phòng. Nội dung nhãn phải theo quy định tại phụ lục D.
[8] Nhận biết các xe loại M2 và M3 sử dụng nhiên liệu LPG
- Các xe loại M2 và M3 phải được gắn các tấm nhận biết có nội dung như quy định tại phụ lục C.
- Tấm nhận biết phải được gắn phía trước, phía sau và bên ngoài cửa người lái của các xe loại M2 và M3.
Hệ thống LPG lắp trên xe gồm có các bộ phận nào?
Căn cứ Tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005 quy định hệ thống LPG:
5.3 Hệ thống LPG
5.3.1 Hệ thống LPG lắp trên xe gồm có các bộ phận sau đây:
5.3.1.1 Bình chứa LPG;
5.3.1.2 Van hạn chế 80% dung tích;
5.3.1.3 Đồng hồ báo mức;
5.3.1.4 Van an toàn;
5.3.1.5 Van cung cấp điều khiển từ xa kết hợp với van quá dòng;
5.3.1.6 Bộ điều áp và bộ hoá hơi (có thể kết hợp với nhau);
5.3.1.7 Van ngắt điều khiển từ xa;
5.3.1.8 Đầu nạp khí (nhiên liệu);
[...]
Như vậy, hệ thống LPG lắp trên xe gồm có các bộ phận sau:
- Bình chứa LPG
- Van hạn chế 80% dung tích
- Đồng hồ báo mức
- Van an toàn
- Van cung cấp điều khiển từ xa kết hợp với van quá dòng
- Bộ điều áp và bộ hoá hơi (có thể kết hợp với nhau)
- Van ngắt điều khiển từ xa
- Đầu nạp khí (nhiên liệu)
- Các ống dẫn khí (ống cứng và ống mềm)
- Các đầu nối dẫn khí giữa các bộ phận của hệ thống LPG
- Vòi phun hoặc cơ cấu phun khí hoặc bộ trộn khí
- Bộ điều khiển điện tử
- Cơ cấu an toàn (cơ cấu giảm áp)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?
- Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
- Phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm là 900 nghìn đồng/người/ngày từ ngày 01/7/2025?