Ngày 20 tháng 3 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Bộ đội cũng phải tăng gia sản xuất. Cố nhiên những bộ đội ở trước mặt trận, phải luôn luôn lo việc đánh giặc…trong tác phẩm nào?

Ngày 20 tháng 3 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Bộ đội cũng phải tăng gia sản xuất. Cố nhiên những bộ đội ở trước mặt trận, phải luôn luôn lo việc đánh giặc…trong tác phẩm nào?

Ngày 20 tháng 3 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Bộ đội cũng phải tăng gia sản xuất. Cố nhiên những bộ đội ở trước mặt trận, phải luôn luôn lo việc đánh giặc…trong tác phẩm nào?

Ngay từ năm 1947, vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm Đời sống mới. Khi đó, toàn quốc kháng chiến chỉ mới bắt đầu được đúng ba tháng, cách mạng còn non yếu, nhân dân ta còn đang tiếp tục chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

Tác phẩm là để chỉ đạo và động viên cuộc vận động xây dựng đời sống mới bắt đầu từ sau Cách mạng tháng Tám, nhằm xóa bỏ những trì kéo về tư duy và hủ tục mà chế độ thực dân và phong kiến để lại, giúp giải phóng sức mạnh của nhân dân một nước độc lập.

Cũng tại tác phẩm này, tại Chương XIII Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết như sau:

HỎI: Đời sống mới trong bộ đội như thế nào?

ĐÁP: Bộ đội là một đoàn thể tổ chức nghiêm ngặt đã sẵn, càng dễ thực hành đời sống mới.

Một là kỷ luật phải cực kỳ nghiêm.

Hai là siêng luyện tập.

Ba là làm cho trong bộ đội ai cũng biết chữ. Trong các bộ đội ta, ít nhất là một phần nửa binh sĩ đã biết chữ. Những người chỉ huy phải tổ chức cho khéo, ngoài những lớp học, giao cho mỗi một người biết chữ phụ trách dạy cho một hay hai người chưa biết, thì trong vài ba tháng, tất cả binh sĩ đều biết chữ.

Bốn là một người binh sĩ phải biết chính trị ít nhiều. Họ đem xương máu ra giữ gìn Tổ quốc, thì chẳng những họ phải hiểu vì sao mà hy sinh, họ lại phải có thể nói cho người khác biết vì sao phải yêu nước.

Năm là bộ đội cũng phải tăng gia sản xuất. Cố nhiên những bộ đội ở trước mặt trận, phải luôn luôn lo việc đánh giặc, không có thì giờ đâu mà làm việc khác. Song những bộ đội ở hậu phương thì cần làm, và quyết làm được. Tùy theo hoàn cảnh mỗi bộ đội, hoặc làm vườn, nuôi lợn, hoặc làm giúp dân. Có lúc bộ đội chia phiên nhau, lớp đánh giặc, lớp làm ruộng làm vườn, để tự cấp tự túc, không phiền đến dân cả mọi việc.

Sáu là tiết kiệm. Tiết kiệm thuốc đạn, bắn cho đúng, không bắn phí đạn. Nhờ thế mà bớt dần nguyên liệu, bớt được công khó rèn đúc, công khó vận tải, đem tài liệu và công phu đó làm việc khác.

Tiết kiệm lương thực và vải vóc, chớ nghĩ rằng cơm ăn áo mặc đã có Chính phủ lo, đã có đồng bào giúp, thì ta không cần tiết kiệm. Bộ đội có hàng mấy vạn người. Nếu mỗi người tiết kiệm một chút, sản xuất một chút, góp lại sẽ thành một số rất to.

Bảy là vệ sinh Bộ đội đông người ăn chung, ở chung, nếu có bệnh càng dễ lây cho nhau. Cho nên càng phải rất chú ý việc vệ sinh.

Tám là ăn ở cho được dân tin, dân phục, dân yêu. Hay giúp đỡ dân, giữ đúng kỷ luật thì được như thế.

Chín là đánh được nhiều giặc, lấy được nhiều súng.

Bộ đội này thi đua với bộ đội khác làm đời sống mới.

=> Như vậy, ngày 20 tháng 3 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Bộ đội cũng phải tăng gia sản xuất. Cố nhiên những bộ đội ở trước mặt trận, phải luôn luôn lo việc đánh giặc, không có thì giờ đâu mà làm việc khác. Song những bộ đội ở hậu phương thì cần làm, và quyết làm được. Tùy theo hoàn cảnh mỗi bộ đội, hoặc làm vườn, nuôi lợn, hoặc làm giúp dân. Có lúc bộ đội chia phiên nhau, lớp đánh giặc, lớp làm ruộng làm vườn, để tự cấp tự túc, không phiền đến dân cả mọi việc” trong tác phẩm Đời sống mới

Xem thêm:

Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào?

Cục Nông binh được thành lập thời gian nào, ai là Cục trưởng đầu tiên?

Những ai tôn trọng lợi ích quốc gia - dân tộc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển với Việt Nam đều là gì?

Ngày 20 tháng 3 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Bộ đội cũng phải tăng gia sản xuất. Cố nhiên những bộ đội ở trước mặt trận, phải luôn luôn lo việc đánh giặc…trong tác phẩm nào? (Hình từ Internet)

Bộ đội Biên phòng có phạm vi hoạt động như thế nào?

Căn cứ theo Điều 16 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về phạm vi hoạt động của Bộ đội Biên phòng như sau:

Điều 16. Phạm vi hoạt động của Bộ đội Biên phòng
1. Hoạt động trong khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, địa bàn nội địa để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
2. Hoạt động ngoài biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, kiểm soát xuất nhập cảnh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

Như vậy, Bộ đội Biên phòng có phạm vi hoạt động như sau:

- Hoạt động trong khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, địa bàn nội địa để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động ngoài biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, kiểm soát xuất nhập cảnh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ gì?

Căn cứ Điều 14 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng:

Điều 14. Nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về biên phòng.
[...]

Như vậy, Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ sau:

- Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về biên phòng.

- Tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng.

- Thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên phòng.

- Duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động của thế lực thù địch, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

- Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và kiểm soát qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng; giải quyết sự kiện biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.

- Tham mưu, làm nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự.

- Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, phương tiện dân sự để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.

- Tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.

Quân đội nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quân đội nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp bậc cao nhất trong quân hàm tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/12/2024, chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (01/2021) xác định phương hướng, mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
“Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội...” - Câu nói trên là của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có bao nhiêu Quân đoàn? Quân hàm cao nhất của người giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời cảm ơn ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 chọn lọc, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 01/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp bậc quân hàm cao nhất với sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái từ ngày 01/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 01/12/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quân đội nhân dân
Nguyễn Thị Hiền
11,609 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quân đội nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào