Cục Nông binh được thành lập thời gian nào, ai là Cục trưởng đầu tiên?
Cục Nông binh được thành lập thời gian nào, ai là Cục trưởng đầu tiên?
Ngày 23-8-1956, Bộ Quốc phòng (BQP) ban hành Nghị định 030/NĐ thành lập Cục Nông binh (sau đổi tên là Cục Nông trường Quân đội) để tham mưu cho Quân ủy Trung ương và BQP về nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế. Đại tá Lê Nam Thắng (sau này là Thiếu tướng) được bổ nhiệm làm Cục trưởng đầu tiên.
Đã có nhiều mô hình quản lý ra đời từ đó đến nay thay thế nhau như: Tổng cục Xây dựng Kinh tế, Cục Kế hoạch-Kinh tế, Tổng cục Kinh tế, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế. Ngày 24-12-1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 249/1998/QĐ-TTg tổ chức lại Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế để thành lập hai cơ quan trực thuộc BQP là Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Cục Kinh tế.
Như vậy, Cục Nông binh được thành lập vào ngày 23/8/1956 do Đại tá Lê Nam Thắng (sau này là Thiếu tướng) được bổ nhiệm làm Cục trưởng đầu tiên.
Cục Nông binh được thành lập thời gian nào, ai là Cục trưởng đầu tiên? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 39/2017/TT-BQP quy định các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng đó là:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 39/2017/TT-BQP quy định cụ thể như sau:
Điều 9. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Hằng năm, Bộ Quốc phòng lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, bao gồm:
a) Chương trình xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (chương trình xây dựng luật, pháp lệnh).
b) Chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ.
c) Chương trình xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
d) Chương trình xây dựng thông tư, thông tư liên tịch của Bộ Quốc phòng.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được đề xuất xây dựng trong chương trình phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
b) Yêu cầu quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng.
c) Bảo đảm các quyền, nghĩa vụ của công dân, quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng.
d) Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên giao.
đ) Thực hiện các cam kết trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
e) Kết quả thực hiện chương trình năm trước có dự án, dự thảo được điều chỉnh sang năm sau; các văn bản chậm tiến độ cần tiếp tục đưa vào chương trình năm sau để thực hiện.
Như vậy, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng như sau:
(1) Hằng năm, Bộ Quốc phòng lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, bao gồm:
- Chương trình xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (chương trình xây dựng luật, pháp lệnh).
- Chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ.
- Chương trình xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Chương trình xây dựng thông tư, thông tư liên tịch của Bộ Quốc phòng.
(2) Văn bản quy phạm pháp luật được đề xuất xây dựng trong chương trình phải dựa trên các căn cứ sau đây:
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Yêu cầu quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng.
- Bảo đảm các quyền, nghĩa vụ của công dân, quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng.
- Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên giao.
- Thực hiện các cam kết trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thuộc phạm vi, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
- Kết quả thực hiện chương trình năm trước có dự án, dự thảo được điều chỉnh sang năm sau; các văn bản chậm tiến độ cần tiếp tục đưa vào chương trình năm sau để thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?