Bộ trưởng là cán bộ hay công chức? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng với tư cách là thành viên Chính phủ như thế nào?
Bộ trưởng là cán bộ hay công chức?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về cán bộ, công chức như sau:
Điều 4. Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
[...]
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về bộ trưởng như sau:
Điều 3. Bộ trưởng
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.
2. Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào nêu rõ về chức danh Bộ trưởng là cán bộ hay công chức. Theo đó, cũng chỉ nêu về khái niệm và đặc điểm của Bộ trưởng tùy theo từng nhiệm vụ và quyền hạn. Pháp luật có quy định Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, chức vụ được Thủ tướng bổ nhiệm theo nhiệm kỳ của chính phủ.
Ngoài ra, luật có giải thích cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, Bộ trưởng là cán bộ.
Bộ trưởng là cán bộ hay công chức? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng với tư cách là thành viên Chính phủ như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng với tư cách là thành viên Chính phủ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng với tư cách là thành viên Chính phủ như sau:
Điều 33. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ
1. Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
[...]
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng với tư cách là thành viên Chính phủ được quy định cụ thể là:
- Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
- Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.
- Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.
- Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng đối với đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện nhiệm vụ của thành viên Chính phủ và cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
- Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình lên Thủ tướng Chính phủ. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc liên quan đến các Bộ khác, Bộ trưởng phải chủ động làm việc với Bộ trưởng có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?