Thời gian làm việc tại Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng hiện nay?

Thời gian làm việc tại Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng hiện nay như thế nào? Việc tổ chức đón, tiếp khách đến thăm, làm việc tại Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng như thế nào?

Thời gian làm việc tại Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng hiện nay?

Tại Điều 4 Quy chế quản lý và sử dụng Tòa nhà Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 2162/QĐ-UBND năm 2017 có quy định về thời gian làm việc tại Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng hiện nay như sau:

- Buổi sáng: làm việc từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 30.

- Buổi chiều: làm việc từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30.

- Cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu làm việc ngoài giờ hành chính phải đăng ký với Đơn vị quản lý Tòa nhà (trừ các đồng chí lãnh đạo UBND thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị làm việc tại Tòa nhà).

- Đơn vị quản lý Tòa nhà quy định chi tiết về quản lý làm việc ngoài giờ.

Thời gian làm việc tại Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng hiện nay?

Thời gian làm việc tại Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng hiện nay? (Hình từ Internet)

Việc tổ chức đón, tiếp khách đến thăm, làm việc tại Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng như thế nào?

Tại Điều 10 Quy chế quản lý và sử dụng Tòa nhà Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 2162/QĐ-UBND năm 2017 có quy định về việc tổ chức đón, tiếp khách đến thăm, làm việc tại Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng như sau:

- Đối với khách là nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Bộ trưởng, Thứ trưởng và chức vụ tương đương của các bộ, ngành Trung ương; Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương và chức vụ tương đương; các đoàn khách quốc tế do lãnh đạo UBND thành phố, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tại Tòa nhà, thực hiện theo chương trình hoặc lịch làm việc.

Trường hợp khách đột xuất (không có chương trình) thì nhân viên lễ tân thông báo ngay với lãnh đạo Văn phòng UBND thành phố, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị để xuống đón khách tại khu vực lễ tân.

- Đối với khách là cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác thì phải xuất trình giấy tờ tùy thân hợp pháp tại bộ phận cấp thẻ vào/ra cửa số 3 của Tòa nhà để được nhận thẻ khách.

- Đối với khách là lãnh đạo các quận, huyện, phường, xã, doanh nghiệp nhà nước của thành phố, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sẽ được cấp thẻ theo yêu cầu để sử dụng vào/ra Tòa nhà.

- Đối với khách đến làm việc với lãnh đạo UBND thành phố, lãnh đạo từ cấp trưởng phòng trở lên của các cơ quan, đơn vị: Sau khi có sự đồng ý gặp mặt làm việc, nhân viên lễ tân làm thủ tục đăng ký thẻ vào/ra và hướng dẫn khách lên đúng nơi làm việc.

- Đối với khách đến dự các cuộc họp, hội thảo do lãnh đạo UBND thành phố, cơ quan, đơn vị chủ trì: Đơn vị được giao chủ trì hoặc ban tổ chức cử người phối hợp với Đơn vị quản lý Tòa nhà tổ chức đón tiếp theo quy định, phù hợp với mục đích, yêu cầu của từng cuộc họp, hội thảo.

- Đối với khách của cơ quan, đơn vị hoặc CBCCVC làm việc trong Tòa nhà: Nhân viên lễ tân liên hệ với người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân liên quan đến khu vực lễ tân đón và đưa vào phòng tiếp khách; trường hợp có nhu cầu đưa khách lên phòng làm việc thì đăng ký với lễ tân làm thủ tục theo quy định.

Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông không được thực hiện các hành vi nào?

Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 61/2018/NĐ-CP có quy định về những hành vi không được thực hiện đối với tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông như sau:

- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép hồ sơ, tài liệu, kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

- Cản trở việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân;

- Dùng các thủ đoạn khác để lừa dối, hối lộ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính;

- Vu khống, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, mạo danh người khác để tố cáo sai sự thật, không có căn cứ, không có chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

- Xúc phạm danh dự của cơ quan có thẩm quyền; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

- Nhận xét, đánh giá thiếu khách quan, không công bằng, không trung thực, không đúng pháp luật, không đúng thực tế với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

- Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Huỳnh Minh Hân
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào