Toàn văn quy định về biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại TP. HCM?
- Toàn văn quy định về biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại TP. HCM?
- Nguyên tắc thực hiện quy định về các biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại TP. HCM như thế nào?
- Việc khen thưởng, khuyến khích phát huy trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị tại TP. HCM được quy định như thế nào?
- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ hiện nay?
Toàn văn quy định về biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại TP. HCM?
Ngày 02/10/2024, Ủy ban nhân dân TP. HCM đã ban hành Quyết định 70/2024/QĐ-UBND quy định về biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ
Theo đó, Quyết định 70/2024/QĐ-UBND sẽ quy định về các biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại TP. HCM
Xem chi tiết và tải về toàn văn Quyết định 70/2024/QĐ-UBND quy định về biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại TP. HCM tại đây
Nguyên tắc thực hiện quy định về các biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại TP. HCM như thế nào?
Tại Điều 4 Quy định về các biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ ban hành kèm theo Quyết định 70/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP. HCM có quy định về nguyên tắc thực hiện như sau:
- Việc thực hiện các nội dung quy định phải bảo đảm thống nhất, đồng bộ, không trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước.
- Bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan, bình đẳng, đúng quy định trong công tác xây dựng, hoàn thiện quy định và trong tổ chức thực hiện.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, xác định rõ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nghiêm cấm việc lợi dụng các biện pháp kỷ luật, chế tài trong quy định để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
- Việc thực hiện các nội dung quy định phải bảo đảm hợp lý, hài hòa và khuyến khích, phát huy được năng lực, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Toàn văn quy định về biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại TP. HCM? (Hình từ Internet)
Việc khen thưởng, khuyến khích phát huy trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị tại TP. HCM được quy định như thế nào?
Tại Điều 13 Quy định về các biện pháp tăng cường trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ ban hành kèm theo Quyết định 70/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP. HCM có quy định về việc khen thưởng, khuyến khích phát huy trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị tại TP. HCM như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt trách nhiệm được phân công theo Quy định thì tùy theo tính chất, mức độ, phạm vi được cấp có thẩm quyền trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định.
- Việc khen thưởng đối với các giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung:
+ Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với người đứng đầu không cao hơn so với người trực tiếp đề xuất, tham gia xây dựng và triển khai thực hiện thành công đề án về giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung.
+ Ưu tiên khen thưởng người trực tiếp đề xuất, tham gia xây dựng và triển khai thực hiện thành công đề án về giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung.
Bên cạnh đó, chế độ khen thưởng, khuyến khích phát huy trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cũng được quy định như sau:
- Ngoài các hình thức tôn vinh, khen thưởng theo quy định pháp luật, các trường hợp có nhiều đóng góp, thành tích đặc biệt xuất sắc, có ảnh hưởng tích cực và rộng rãi đối với ngành, lĩnh vực và toàn Thành phố thì được xem xét, trao tặng các giải thưởng, bằng khen và các hình thức ghi nhận, tôn vinh xứng đáng với kết quả cống hiến.
- Thành phố xây dựng các chính sách khen thưởng đặc thù để tôn vinh những trường hợp có giải pháp đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung theo đúng quy định pháp luật về xây dựng tiêu chí, công bố, thẩm định và trao tặng giải thưởng.
+ Khen thưởng vượt cấp, vượt bậc, đột xuất (không phụ thuộc trình tự, thời gian, các tiêu chí của hình thức khen thưởng đó theo quy định) đối với những giải pháp thực hiện thành công.
+ Khen thưởng đặc biệt, vượt trội so với quy định hiện hành đối với những giải pháp đột phá, sáng tạo tiêu biểu trong các lĩnh vực, vấn đề cấp bách, trọng điểm của Thành phố.
- Các chính sách khuyến khích khác:
+ Cấp có thẩm quyền xem xét đề bạt, đưa vào quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với những cá nhân trực tiếp tham mưu, xây dựng các giải pháp đột phá, sáng tạo được thực hiện thành công.
+ Cấp có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đối với các cá nhân trực tiếp tham mưu, xây dựng các giải pháp đột phá, sáng tạo thực sự tiêu biểu, xuất sắc của ngành, lĩnh vực và Thành phố.
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ hiện nay?
Tại Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ:
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Quyết định 70/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP. HCM có hiệu lực từ ngày 18/10/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Công dân từ 18 đến 23 tuổi được ưu tiên miễn, giảm phí tên miền cấp 3 id.vn từ 25/12/2024?
- Định giá dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định như thế nào?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay?
- Nguyên tắc quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng là gì?