Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay?

Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay? Hạn mức công nhận đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 tại tỉnh Vĩnh Phúc?

Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Quy định điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định 56/2024/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc, việc tách thửa đất ở tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay phải đảm bảo diện tích tối thiểu như sau:

- Tại khu vực đô thị (phường, thị trấn): 50 m2, đồng thời có chiều rộng cạnh tiếp giáp đường (lối đi) của thửa đất tối thiểu 03m, chiều sâu thửa đất tối thiểu là 05m.

- Tại khu vực nông thôn (các xã): 80 m2, đồng thời có chiều rộng cạnh tiếp giáp đường (lối đi) của thửa đất tối thiểu 04m, chiều sâu thửa đất tối thiểu là 10m.

Trường hợp khi chia tách thửa đất ở mà trên đất mà hình thành lối đi chung, ngoài việc đảm bảo diện tích tối thiểu nếu trên thì lối đi đó phải đảm bảo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy định cụ thể một số điều của Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định 56/2024/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Trường hợp chia tách thửa đối với phần diện tích đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở; hoặc chia tách thửa đối với diện tích đất nông nghiệp có nguồn gốc đã được tách ra từ thửa đất ở có vườn ao theo quy định của pháp luật đất đai thành thửa đất riêng biệt thì các thửa đất sau khi tách thửa, phải đảm bảo các điều kiện về diện tích bằng suất tái định cư tối thiểu theo quy định của tỉnh; chiều rộng cạnh tiếp giáp đường (lối đi) và chiều sâu thửa đất tối thiểu theo các quy định nêu trên.

Xem thêm: Tách thửa là gì? Tách thửa đất có cần đăng ký biến động đất đai không?

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/16112024/tach-thua-dat-o%20(17).jpg

Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay? (Hình từ Internet)

Hạn mức công nhận đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 tại tỉnh Vĩnh Phúc?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy định cụ thể một số điều của Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định 46/2024/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định như sau:

Điều 5. Quy định Hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo Khoản 5, Điều 141 Luật Đất đai
Hạn mức công nhận đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 137 của Luật đất đai mà trên giấy tờ đó có thể hiện mục đích sử dụng để làm nhà ở, đất ở hoặc thổ cư nhưng không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định khi cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
1. Trường hợp sử dụng đất trước ngày 18 tháng 12 năm 1980:
a) Đất ở tại nông thôn: Không quá năm (5) lần hạn mức giao đất ở quy định tại Điều 9 bản Quy định này.
b) Đất ở tại đô thị: Không quá năm (5) lần hạn mức giao đất ở quy định tại Điều 10 bản Quy định này.
[...]

Theo đó, hạn mức công nhận đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 tại tỉnh Vĩnh Phúc là:

- Đất ở tại nông thôn:

+ Các xã khu vực đồng bằng tối đa không quá 1000 m2.

+ Các xã khu vực trung du tối đa không quá 1500 m2.

+ Các xã khu vực miền núi tối đa không quá 2000 m2.

- Đất ở tại đô thị:

+ Đối với khu vực thuộc phường tối đa không quá 600 m2.

+ Đối với khu vực thị trấn đồng bằng tối đa không quá 750 m2.

+ Đối với khu vực thị trấn trung du tối đa không quá 900 m2.

+ Đối với khu vực thị trấn miền núi tối đa không quá 1000 m2.

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Vĩnh Phúc?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 quy định như sau:

Điều 3. Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội
1. Phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng
a) Phân vùng kinh tế - xã hội
Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
[...]

Căn cứ theo Điều 7 Quy định cụ thể một số điều của Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định 46/2024/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định như sau:

Điều 7. Quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân theo khoản 3, Điều 177 Luật Đất đai
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân bằng mười lăm (15) lần hạn mức giao đất nông nghiệp tối đa cho cá nhân đối với mỗi loại đất được quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 176 Luật đất đai.

Căn cứ theo điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Điều 176. Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:
a) Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất là rừng trồng.
[...]

Như vậy, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Vĩnh Phúc là:

- Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối: không quá 45 ha.

- Đất trồng cây lâu năm: không quá 150 ha.

- Đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng: không quá 60 ha.

Tách thửa đất
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tách thửa đất
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục tách thửa đất thổ cư 2024 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết đơn đề nghị tách thửa đất năm 2024 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất trồng cây lâu năm có tách thửa được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất đối với từng loại đất sau khi tách thửa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên là bao nhiêu năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Diện tích tối thiểu tách thửa đất đối với đất ở tỉnh Bắc Ninh 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Đồng Tháp từ ngày 11/11/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tách thửa đất
Nguyễn Thị Kim Linh
249 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào