Ban hành Nghị định 124/2024/NĐ-CP sửa đổi quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục?
- Ban hành Nghị định 124/2024/NĐ-CP sửa đổi quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục?
- Đối tượng nào được liên kết giáo dục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài?
- Tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cần đảm bảo về cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, đội ngũ coi thi, giám sát và phục vụ như thế nào?
Ban hành Nghị định 124/2024/NĐ-CP sửa đổi quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục?
Ngày 05/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Liên kết giáo dục được quy định căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP như sau:
Liên kết giáo dục là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam với cơ sở, tổ chức giáo dục nước ngoài để thực hiện chương trình giáo dục tích hợp
Nghị định 124/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2024.
Ban hành Nghị định 124/2024/NĐ-CP sửa đổi quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được liên kết giáo dục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 86/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng liên kết giáo dục như sau:
Điều 6. Đối tượng liên kết giáo dục
1. Bên Việt Nam: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
2. Bên nước ngoài:
a) Cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động ít nhất 05 năm ở nước ngoài tính đến ngày nộp hồ sơ và không vi phạm pháp luật của nước sở tại trong thời gian hoạt động, có giảng dạy trực tiếp, có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục;
b) Tổ chức cung cấp chương trình giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động cung cấp chương trình giáo dục mầm non hoặc phổ thông ít nhất là 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin thực hiện liên kết giáo dục.”
Như vậy, đối tượng được liên kết giáo dục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài như sau:
- Bên Việt Nam: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
- Bên nước ngoài:
+ Cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động ít nhất 05 năm ở nước ngoài tính đến ngày nộp hồ sơ và không vi phạm pháp luật của nước sở tại trong thời gian hoạt động, có giảng dạy trực tiếp, có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục;
+ Tổ chức cung cấp chương trình giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động cung cấp chương trình giáo dục mầm non hoặc phổ thông ít nhất là 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin thực hiện liên kết giáo dục
Tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cần đảm bảo về cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, đội ngũ coi thi, giám sát và phục vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 86/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP quy định về cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, đội ngũ coi thi, giám sát và phục vụ như sau:
Điều 18. Cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, đội ngũ coi thi, giám sát và phục vụ
[...]
2. Đối với tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
a) Địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ phục vụ liên kết tổ chức thị cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải bảo đảm an toàn, chất lượng cho công tác tổ chức thi;
b) Đội ngũ coi thi, giám sát, phục vụ phải được bồi dưỡng, tập huấn công tác bảo đảm chống gian lận trong việc tổ chức thi; việc tập huấn không bắt buộc phải cấp chứng chỉ;
c) Có phương án, thiết bị bảo đảm phòng, chống gian lận trong toàn bộ quá trình tổ chức thi
[...]
Như vậy, tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cần đảm bảo về cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, đội ngũ coi thi, giám sát và phục vụ như sau:
- Địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ phục vụ liên kết tổ chức thị cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải bảo đảm an toàn, chất lượng cho công tác tổ chức thi;
- Đội ngũ coi thi, giám sát, phục vụ phải được bồi dưỡng, tập huấn công tác bảo đảm chống gian lận trong việc tổ chức thi; việc tập huấn không bắt buộc phải cấp chứng chỉ;
- Có phương án, thiết bị bảo đảm phòng, chống gian lận trong toàn bộ quá trình tổ chức thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?