Hỗ trợ học phí cho học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập tại TP. HCM từ năm học 2024-2025?
Hỗ trợ học phí cho học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập tại TP. HCM từ năm học 2024-2025?
Ngày 10/10/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM có Công văn 6517/SGDĐT-KHTC năm 2024 thực hiện hỗ trợ học phí cho học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh kể từ năm học 2024-2025.
Về đối tượng: Học sinh tiểu học cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn được quy định theo Phụ lục đính kèm Quyết định công nhận danh sách địa bàn không đủ trường tiểu học công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh từng năm học (đối với năm học 2024-2025 là Quyết định số 3542/QĐ-UBND), đang học tại các cơ sở giáo dục tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Về mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 12/2024/NQ-HĐND .
Trong đó:
Nhóm 1: học sinh học tại các trường ở thành phố Thủ Đức và các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.
Nhóm 2: học sinh học tại các trường ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Về xác nhận thông tin học sinh đang theo học tại cơ sở giáo dục
Trường có đủ Quyết định thành lập, Quyết định về cho phép hoạt động giáo dục, Quyết định về việc công nhận Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp thì Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) cơ sở giáo dục tiểu học và cơ sở giáo dục phổ thông nhiều cấp học (trong đó có cấp tiểu học), loại hình tư thục đó có đủ cơ sở pháp lý để xác nhận học sinh đang học tại trường.
Thủ trưởng các đơn vị cung cấp: Thông tin chuyển khoản của cơ sở giáo dục, các hồ sơ minh chứng cho Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức và các quận, huyện bao gồm: Quyết định thành lập, Quyết định về cho phép hoạt động giáo dục (hoặc tương đương), Quyết định về việc công nhận Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) nhằm đảm bảo tính pháp lý khi xác nhận các thông tin học sinh đang học tại trường.
Hoàn thành hồ sơ gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi học sinh cư trú trước ngày 10 tháng 6 hằng năm.
Hỗ trợ học phí cho học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập tại TP. HCM từ năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)
Công tác thu học phí được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 12 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có quy định về công tác thu học phí như sau:
- Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học.
Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học.
Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí được thu tối đa 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp học phí được thu tối đa 10 tháng/năm.
- Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì học phí được thu theo số tháng học thực tế (bao gồm cả thời gian tổ chức dạy học trực tuyến hoặc bố trí thời gian học bù tại trường);
Không thu học phí trong thời gian không tổ chức dạy học. Mức thu học phí đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học và chi phí phát sinh cần thiết để tổ chức dạy học nhưng không vượt quá tổng thu học phí tính theo số tháng tối đa của 01 năm học (tối đa 9 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và tối đa 10 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và công khai từ đầu năm học trong các cơ sở giáo dục.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định cụ thể thời gian thu, mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định thời gian thu, mức học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.
- Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, tuy nhiên tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.
- Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp học phí vào ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý, sử dụng. Trong trường hợp phát sinh khoản thu học phí bằng tiền mặt thì định kỳ, đơn vị phải làm thủ tục chuyển (nộp) toàn bộ học phí đã thu bằng tiền mặt còn dư tại quỹ vào tài khoản của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý theo quy định.
Nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập hiện nay?
Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập hiện nay như sau:
Mức thu học phí được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?