05 nguyên tắc phòng chống mua bán người là gì?

05 nguyên tắc phòng, chống mua bán người là gì? Nạn nhân của các vụ mua bán người được hưởng các chế độ hỗ trợ nào? Mua bán người được hiểu như thế nào?

05 nguyên tắc phòng chống mua bán người là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 quy định về nguyên tắc phòng chống mua bán người như sau:

Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống mua bán người
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân.
3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người.
4. Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.

Như vậy, 05 nguyên tắc phòng chống mua bán người là:

(1) Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011.

(2) Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân.

(3) Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người.

(4) Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011.

(5) Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.

05 nguyên tắc phòng chống mua bán người là gì?

05 nguyên tắc phòng chống mua bán người là gì? (Hình từ Internet)

Nạn nhân của các vụ mua bán người được hưởng các chế độ hỗ trợ nào?

Căn cứ theo Điều 32 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 quy định về đối tượng và chế độ hỗ trợ như sau:

Điều 32. Đối tượng và chế độ hỗ trợ
1. Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:
a) Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;
b) Hỗ trợ y tế;
c) Hỗ trợ tâm lý;
d) Trợ giúp pháp lý;
đ) Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;
e) Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
2. Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34 và 35 của Luật này được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết về các chế độ hỗ trợ; trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.

Theo đó, nạn nhân của các vụ mua bán người trong từng trường hợp có thể được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:

(1) Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam:

- Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;

- Hỗ trợ y tế;

- Hỗ trợ tâm lý;

- Trợ giúp pháp lý;

- Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;

- Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.

(2) Nạn nhân là người nước ngoài

- Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;

- Hỗ trợ y tế;

- Hỗ trợ tâm lý;

- Trợ giúp pháp lý.

(3) Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân

- Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;

- Hỗ trợ y tế;

- Hỗ trợ tâm lý.

Mua bán người được hiểu như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP quy định định nghĩa mua bán người như sau:

Điều 2. Về một số tình tiết định tội
1. Mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
c) Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.
[...]

Như vậy, mua bán người được hiểu là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

- Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

- Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

- Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

- Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn.

Phòng chống mua bán người
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống mua bán người
Hỏi đáp Pháp luật
Tài liệu chứng cứ để xác định nạn nhân trong phòng chống mua bán người từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về đối tượng và chế độ hỗ trợ trong phòng chống mua bán người từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân từ nước ngoài trở về qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Luật phòng chống mua bán người 2024? Khi nào có hiệu lực?
Hỏi đáp Pháp luật
05 nguyên tắc phòng chống mua bán người là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà trường có trách nhiệm gì trong phòng chống mua bán người?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong nạn mua bán người có thời hạn tối đa là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp pháp luật
Gia đình trong việc tham gia phòng ngừa mua bán người như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống mua bán người
Lê Nguyễn Minh Thy
239 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào