Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Luật nuôi con nuôi mới nhất hiện nay và các văn bản hướng dẫn thi hành

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi (Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010).

1. Các điều kiện đối với người nhận con nuôi

Căn cứ Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:

Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.

Theo đó, người nhận nuôi con nuôi phải có đủ các điều kiện là:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

Trong trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần áp dụng quy định về "hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên" và "có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi"

Người không được nhận con nuôi khi:

+ Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

+ Đang chấp hành hình phạt tù;

+ Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Danh sách văn bản hướng dẫn về nuôi con nuôi (Hình từ Internet)

2. Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi

Theo Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:

Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi 2016.

Theo đó, các trường hợp có thể bị chấm dứt việc nuôi con nuôi là:

- Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

- Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

- Vi phạm quy định về hành vi bị cấm tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 bao gồm:

+ Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

+ Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

+ Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

+ Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

+ Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

+ Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

3. Tổng hợp văn bản hướng dẫn nuôi con nuôi

1

Luật nuôi con nuôi 2010

Luật Nuôi con nuôi 2010 số 52/2010/QH12 có hiệu lực vào 01/11/2011 quy định nguyên tắc, điều kiện nuôi con nuôi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ của cha mẹ nuôi, con nuôi và cha mẹ đẻ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc nuôi con nuôi. Một số quy định nổi bật là thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế tại Điều 5, hồ sơ của người nhận con nuôi tại Điều 17, sự đồng ý cho làm con nuôi tại Điều 21, hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi tại Điều 27.

2

Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi

Nghị định 19/2011/NĐ-CP có hiệu lực vào 08/05/2011 quy định chi tiết việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Điều 7; thẩm quyền thu, mức thu, việc miễn, giảm, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài theo Điều 12; thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới theo Điều 42; mức thu, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí và thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 43; thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa đăng ký theo quy định tại Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi.

Một số quy định nổi bật là lập hồ sơ và danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế tại Điều 6, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi tại Điều 10, hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Điều 26.

3

Nghị định 114/2016/NĐ-CP Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài

Nghị định 114/2016/NĐ-CP có hiệu lực 01/01/2017 quy định người nộp, cơ quan thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài; miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí; kinh phí thực hiện giải quyết việc nuôi con nuôi và cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Các quy định đáng lưu ý là trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Điều 4, mức thu lệ phí tại Điều 6, kinh phí thực hiện công tác giải quyết việc nuôi con nuôi; cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam tại Điều 8.

4

Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi

Nghị định 24/2019/NĐ-CP có hiệu lực vào 25/04/2019 sửa đổi Nghị định 19/2011/NĐ-CP. Các quy định nổi bật được sửa đổi là hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo ở cơ sở nuôi dưỡng tại Khoản 3 Điều 1, rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi tại Khoản 4 Điều 1, ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại Khoản 9 Điều 1.

5

Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Nghị định 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực vào 01/09/2020 quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:

+ Bổ trợ tư pháp, bao gồm: luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại;

+ Hành chính tư pháp, bao gồm: hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; lý lịch tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế về pháp luật; trợ giúp pháp lý; đăng ký biện pháp bảo đảm; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

+ Hôn nhân và gia đình;

+ Thi hành án dân sự;

+ Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với nuôi con nuôi được quy định tại Chương IV Nghị định này.  Một số quy định nổi bật là hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn tại Điều 58, hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi tại Điều 62, hành vi vi phạm quy định về văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam tại Điều 63.

6

Thông tư 21/2011/TT-BTP về quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tư pháp ban hành

Thông tư 21/2011/TT-BTP có hiệu lực vào 05/01/2012 hướng dẫn chi tiết thi hành một số quy định của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi về thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức con nuôi nước ngoài; quyền, nghĩa vụ của Văn phòng con nuôi nước ngoài; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Một số quy định nổi bật là hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động tại Điều 4, thay mặt người nhận con nuôi thực hiện các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi ở Việt Nam tại Điều 6, nghĩa vụ báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em tại Điều 9.

9

Thông tư 10/2020/TT-BTP hướng dẫn về việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ Sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Thông tư 10/2020/TT-BTP có hiệu lực vào 26/02/2021 ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng các mẫu Sổ đăng ký nuôi con nuôi, Sổ cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, giấy tờ nuôi con nuôi; lưu trữ, quản lý Sổ, giấy tờ nuôi con nuôi, hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi trong nước, hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và hồ sơ cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Một số quy định quan trọng là in, phát hành mẫu Sổ và mẫu giấy tờ tại Điều 4, sửa chữa sai sót khi ghi Sổ đăng ký nuôi con nuôi và giấy tờ nuôi con nuôi tại Điều 6.

10

Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực vào 15/03/2019 hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự. Nội dung về truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi được quy định tại Điều 7. Một số quy định nổi bật khác là truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài tại Điều 4, truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn đưa người đi lao động nước ngoài tại Điều 5.

11

Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Bộ Công an - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH có hiệu lực vào 06/04/2016 hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết; quy định trách nhiệm của các tổ chức và cơ quan có thẩm quyền liên quan. Một số quy định nổi bật là thông báo tình hình phát triển của trẻ em tại Điều 4, hỗ trợ con nuôi tìm hiểu thông tin về nguồn gốc tại Điều 9, trường hợp cần bảo vệ trẻ em tại Điều 11.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.6.41
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!