Cơ quan nào trách nhiệm kiểm tra hoạt động đấu thầu? Tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Cơ quan nào trách nhiệm kiểm tra hoạt động đấu thầu?
Căn cứ theo Điều 114 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, thì trách nhiệm kiểm tra hoạt động đấu thầu như sau:
[1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, địa phương theo kế hoạch định kỳ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt;
- Chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 114 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
- Cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại điểm a khoản này.
[2] Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các dự án do Thủ trưởng cơ quan ở trung ương quyết định đầu tư và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
[3] Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý và các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 114 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
[4] Người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các dự án đầu tư do mình quyết định đầu tư, dự án đầu tư của doanh nghiệp do doanh nghiệp mình nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Cơ quan nào trách nhiệm kiểm tra hoạt động đấu thầu? Tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 117 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức kiểm tra như sau:
Điều 117. Nguyên tắc tổ chức kiểm tra
1. Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và kịp thời.
2. Công tâm, khách quan, không gây khó khăn cho đơn vị được kiểm tra; tuân thủ các quy định về phòng, chống tham nhũng.
3. Tiến hành độc lập nhưng có sự phối hợp và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
4. Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đơn vị được kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
5. Trường hợp có sự trùng lặp về đơn vị được kiểm tra thì ưu tiên thực hiện kiểm tra của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan cấp trên.
Như vậy, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo nguyên tắc sau:
[1] Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và kịp thời.
[2] Công tâm, khách quan, không gây khó khăn cho đơn vị được kiểm tra; tuân thủ các quy định về phòng, chống tham nhũng.
[3] Tiến hành độc lập nhưng có sự phối hợp và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
[4] Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đơn vị được kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
[5] Trường hợp có sự trùng lặp về đơn vị được kiểm tra thì ưu tiên thực hiện kiểm tra của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan cấp trên.
Quy trình kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức báo cáo bằng văn bản như thế nào?
Căn cứ theo Điều 122 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, thì quy trình kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức báo cáo bằng văn bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra:
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thành lập yêu cầu đơn vị được kiểm tra báo cáo tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý về đấu thầu hoặc tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu gồm các nội dung sau:
- Mục đích, yêu cầu báo cáo;
- Phạm vi và nội dung báo cáo;
- Đề cương yêu cầu báo cáo;
- Thời hạn nộp báo cáo của đơn vị được kiểm tra;
- Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra;
- Các nội dung khác có liên quan.
Bước 2: Tổ chức kiểm tra:
- Căn cứ báo cáo của đơn vị được kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra thực hiện thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, bao gồm cả các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 124 Nghị định 24/2024/NĐ-CP đối với đơn vị được kiểm tra; tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu báo cáo; tiến hành xác minh các thông tin, tài liệu khi cần thiết; trong quá trình kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra có thể trao đổi với đơn vị được kiểm tra (nếu cần thiết);
- Đơn vị chủ trì kiểm tra tổ chức xây dựng dự thảo báo cáo kiểm tra trong đó đề xuất biện pháp xử lý đối với các vấn đề phát hiện được trong quá trình kiểm tra.
Bước 3: Kết luận kiểm tra và theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm tra được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 121 Nghị định 24/2024/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? 25 11 là thứ mấy 2024? 25 tháng 11 có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?