Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương ban hành kèm theo Quyết định 562/QĐ-TTCP năm 2024 như sau:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Ban Tiếp công dân trung ương là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (sau đây gọi tắt là xử lý đơn) của công dân theo quy định của pháp luật; quản lý thống nhất việc xử lý đơn gửi đến Thanh tra Chính phủ; chủ trì việc phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân trung ương ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Tiếp công dân trung ương có trụ sở đặt tại Hà Nội, có bộ phận thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh và có con dấu riêng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như sau:
- Tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (sau đây gọi tắt là xử lý đơn) của công dân theo quy định của pháp luật; quản lý thống nhất việc xử lý đơn gửi đến Thanh tra Chính phủ;
- Chủ trì việc phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân trung ương ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
Căn cứ vào Điều 4 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương ban hành kèm theo Quyết định 562/QĐ-TTCP năm 2024 có quy định như sau:
Điều 4. Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương gồm có:
a) Lãnh đạo Ban có Trưởng ban và các Phó Trưởng ban;
b) Các đơn vị trực thuộc Ban gồm:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc;
- Phòng Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương đặt tại Hà Nội (Phòng I);
- Phòng Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng II);
- Phòng Xử lý đơn.
Các phòng có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức.
2. Các Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban phân công.
3. Biên chế của Ban do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Trưởng ban Tiếp công dân trung ương.
Theo đó, Ban Tiếp công dân trung ương có các đơn vị trực thuộc sau đây:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc;
- Phòng Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương đặt tại Hà Nội (Phòng I);
- Phòng Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng II);
- Phòng Xử lý đơn.
Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào? (Hình từ Internet)
Ban Tiếp công dân trung ương thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương ban hành kèm theo Quyết định 562/QĐ-TTCP năm 2024 thì Ban Tiếp công dân trung ương thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước như sau:
Ban Tiếp công dân trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân và xử lý đơn:
(1) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định; đề án, chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch trung hạn, dài hạn, hằng năm và các chương trình, kế hoạch khác về công tác tiếp công dân và xử lý đơn; chính sách đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khi được Tổng Thanh tra Chính phủ giao.
(2) Tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
(3) Hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tiếp công dân và xử lý đơn khi được Tổng Thanh tra Chính phủ giao.
(4) Tham mưu để Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ có ý kiến về công tác cán bộ, thi đua khen thưởng khi được Tổng Thanh tra Chính phủ giao.
(5) Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế tham mưu trả lời vướng mắc của các Bộ, ngành, địa phương về công tác tiếp công dân và xử lý đơn.
(6) Chủ trì, phối hợp với các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có liên quan thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả tiếp công dân và xử lý đơn trong phạm vi cả nước theo quy định; xây dựng báo cáo chuyên đề về công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khi được giao; cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Chính phủ.
(7) Tổng kết kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn; tham gia nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về công tác tiếp công dân và xử lý đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?