Người được giao nhiệm vụ tiếp công dân của Bộ Công thương có quyền như thế nào khi tiếp công dân?
Người được giao nhiệm vụ tiếp công dân của Bộ Công thương có quyền như thế nào khi tiếp công dân?
Căn cứ tại tiết 2.6 Tiểu mục 2 Mục 5 Quyết định 1944/QĐ-BCT năm 2023 quy định về người được giao nhiệm vụ tiếp công dân có quyền khi tiếp công dân cụ thể là:
- Từ chối không tiếp những trường hợp người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
- Từ chối không tiếp những người trong tình trạng dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Từ chối không tiếp những người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm Nội quy nơi tiếp công dân;
- Yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
- Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo, lý do và những yêu cầu giải quyết, cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo;
- Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung trình bày của công dân bằng văn bản; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị công dân trình bày thêm, sau đó đọc lại cho công dân nghe và đề nghị họ ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản;
- Trường hợp nhiều người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung thì người tiếp công dân hướng dẫn họ cử người đại diện để trình bày; ghi lại nội dung trình bày và đề nghị người đại diện ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản;
- Trường hợp công dân trình bày nhiều nội dung, vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Người được giao nhiệm vụ tiếp công dân của Bộ Công thương có quyền như thế nào khi tiếp công dân? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân?
Căn cứ tại tiết 2.8 Tiểu mục 2 Mục 5 Quyết định 1944/QĐ-BCT năm 2023 quy định về trường hợp người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân như sau:
(1) Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
(2) Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
(3) Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
(4) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với các trường hợp quy định tại (1), (2), bộ phận tiếp công dân mời bộ phận Bảo vệ chứng kiến và lập Biên bản sự việc, đồng thời từ chối tiếp công dân có hành vi không đúng quy định của pháp luật.
- Đối với các trường hợp quy định tại (3), (4), bộ phận tiếp công dân báo cáo Lãnh đạo Thanh tra xem xét, ban hành Thông báo từ chối tiếp công dân.
- Trường hợp công dân đăng ký gặp Lãnh đạo Bộ, bộ phận tiếp công dân báo cáo Lãnh đạo Thanh tra xem xét, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt và ban hành Thông báo từ chối tiếp công dân.
Thông báo từ chối tiếp công dân thực hiện theo mẫu quy định.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm khi cán bộ tiếp công dân?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi cán bộ tiếp công dân như sau:
- Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
- Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
- Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.
- Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
- Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.
- Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.
- Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ ngày 14/11/2024?
- 24 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Nghỉ hằng năm NLĐ được ứng bao nhiêu phần trăm tiền lương?
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể trong trường hợp nào từ 20/11/2024?
- Mẫu biên bản họp chi bộ thường kỳ thông dụng, phổ biến nhất 2024?
- Dự án có thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tạm dừng thu trong các trường hợp nào?