Tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 117 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức kiểm tra như sau:
Điều 117. Nguyên tắc tổ chức kiểm tra
1. Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và kịp thời.
2. Công tâm, khách quan, không gây khó khăn cho đơn vị được kiểm tra; tuân thủ các quy định về phòng, chống tham nhũng.
3. Tiến hành độc lập nhưng có sự phối hợp và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
4. Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đơn vị được kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
5. Trường hợp có sự trùng lặp về đơn vị được kiểm tra thì ưu tiên thực hiện kiểm tra của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan cấp trên.
Như vậy, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo nguyên tắc sau:
[1] Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và kịp thời.
[2] Công tâm, khách quan, không gây khó khăn cho đơn vị được kiểm tra; tuân thủ các quy định về phòng, chống tham nhũng.
[3] Tiến hành độc lập nhưng có sự phối hợp và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
[4] Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đơn vị được kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
[5] Trường hợp có sự trùng lặp về đơn vị được kiểm tra thì ưu tiên thực hiện kiểm tra của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan cấp trên.
Tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hình thức kiểm tra hoạt động đấu thầu?
Căn cứ theo Điều 118 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, thì có 2 hình thức kiểm tra hoạt động đấu thầu như sau:
[1] Kiểm tra định kỳ:
- Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch thường xuyên hằng năm được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt;
- Căn cứ tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu của từng năm, đơn vị chủ trì kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra định kỳ cho năm kế tiếp, trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra định kỳ bao gồm các nội dung sau đây: danh sách các đơn vị được kiểm tra; dự án, dự toán mua sắm sẽ tiến hành kiểm tra; thời gian thực hiện kiểm tra; phạm vi và nội dung kiểm tra; đơn vị phối hợp kiểm tra (nếu có);
- Trường hợp cần điều chỉnh kế hoạch kiểm tra định kỳ đã phê duyệt, đơn vị chủ trì kiểm tra lập kế hoạch điều chỉnh, trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt;
- Kế hoạch kiểm tra định kỳ và kế hoạch điều chỉnh (nếu có) được phê duyệt là cơ sở để người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt quyết định kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra;
- Kế hoạch kiểm tra định kỳ và kế hoạch điều chỉnh (nếu có) được gửi đến đơn vị được kiểm tra trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày được phê duyệt nhưng phải đảm bảo đơn vị được kiểm tra nhận được tối thiểu là 15 ngày trước ngày tiến hành kiểm tra.
[2] Kiểm tra đột xuất:
- Kiểm tra đột xuất do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết định;
- Kiểm tra đột xuất được thực hiện đối với từng trường hợp theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở tối đa là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 120 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về thời gian và kinh phí kiểm tra hoạt động đấu thầu như sau:
Điều 120. Thời gian và kinh phí kiểm tra hoạt động đấu thầu
1. Thời gian kiểm tra hoạt động đấu thầu:
a) Thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, đoàn kiểm tra phải có báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt kết luận kiểm tra trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày đoàn kiểm tra trình dự thảo kết luận kiểm tra;
b) Trường hợp cuộc kiểm tra có nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra thì thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở tối đa là 15 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Trong thời hạn tối đa 40 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, đoàn kiểm tra phải có báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt kết luận kiểm tra trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày đoàn kiểm tra trình dự thảo kết luận kiểm tra.
[...]
Theo quy định nêu trên, thì thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 120 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, đoàn kiểm tra phải có báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt kết luận kiểm tra trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày đoàn kiểm tra trình dự thảo kết luận
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 bao gồm giếng nào? Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 phải được kiểm tra định kỳ hằng năm đúng không?
- 05 Điều kiện phải đáp ứng khi chọn Tên, biểu tượng của quỹ xã hội, quỹ từ thiện từ 10/12/2024?
- Địa chỉ Ủy ban nhân dân các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh?
- Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? 25 11 là thứ mấy 2024? 25 tháng 11 có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?