Nếu công ty không bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản sẽ bị phạt ít nhất 20 triệu đồng?
Nếu công ty không bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản sẽ bị phạt ít nhất 20 triệu đồng?
Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới như sau:
Điều 28. Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
[...]
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
[...]
e) Không bảo đảm việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 140 của Bộ luật Lao động;
[...]
Dẫn chiếu đến Điều 140 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản như sau:
Điều 140. Bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản
Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Cuối cùng, tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:
Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]
Như vậy, căn cứ theo những quy định trên nếu không bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản sẽ bị phạt ít nhất 10 triệu đồng - 20 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phạt đối với hành vi vi phạm này là mức phạt của cá nhân, đối với công ty có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp hai lần mức phạt cá nhân.
Do đó, nếu công ty không bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản sẽ bị phạt ít nhất 20 triệu đồng - 40 triệu đồng theo quy định pháp luật.
Nếu công ty không bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản sẽ bị phạt ít nhất 20 triệu đồng? (Hình từ Internet)
Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được không?
Theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu báo trước hoặc có lý do theo quy định của pháp luật như sau:
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, lao động nữ nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn nếu thuộc một trong các điều kiện sau:
- Đã báo trước cho người sử dụng lao động biết theo đúng thời gian quy định:
Ít nhất 45 ngày: Người đi làm ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Ít nhất 30 ngày: Người đi làm ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 - 36 tháng.
Ít nhất 03 ngày làm việc: Người đi làm ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
Lưu ý: Một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được quy định lên đến 120 ngày.
- Nghỉ việc do công ty không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.
- Nghỉ việc do công ty không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
- Nghỉ việc do bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Nghỉ việc do bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Nghỉ việc do người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
Lao động nam được nghỉ thai sản trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản như sau:
Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Như vậy, lao động nam được nghỉ thai sản trong hai trường hợp với thời gian như sau:
- Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có vợ sinh con.
- Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thực hiện biện pháp triệt sản.
Thời gian nghỉ chế độ thai sản trong từng trường hợp được quy định như sau:
- Khi vợ sinh con: Lao động nam được nghỉ thai sản khoảng 05 đến 14 ngày làm việc (trường hợp sinh bốn trở lên còn có thể nghỉ dài hơn).
Cụ thể, dẫn chiếu khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về số ngày nghỉ như sau:
- Vợ sinh thường 01 con: Lao động nam được nghỉ thai sản 05 ngày làm việc.
- Vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi: Lao động nam được nghỉ thai sản 07 ngày làm việc
- Vợ sinh đôi: Lao động nam được nghỉ thai sản 10 ngày làm việc
- Vợ sinh ba trở lên: Lao động nam được nghỉ thai sản 13 ngày làm việc (sinh ba), nghỉ 16 ngày làm việc (sinh bốn).
- Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: Lao động nam được nghỉ thai sản 14 ngày làm việc.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trên được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Trường hợp thực hiện biện pháp triệt sản, lao động nam được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh nhưng tối đa không quá 15 ngày (theo khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?