Ngày 20 tháng 12 là ngày gì? Ngày 20 tháng 12 năm 2024 là bao nhiêu âm?
Ngày 20 tháng 12 là ngày gì? Ngày 20 tháng 12 năm 2024 là bao nhiêu âm?
Căn cứ Tiểu mục 3 Mục 1 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 hướng dẫn Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975):
I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
[...]
3. Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
[...]
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 đã mở đường cho cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi. Để đẩy mạnh cao trào cách mạng của quần chúng, ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 15/2/1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang nhân dân ở miền Nam; đây là bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp hoạt động trên chiến trường miền Nam.
[...]
Như vậy, ngày 20 tháng 12 hằng năm là ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Theo lịch Vạn niên, ngày 20 tháng 12 năm 2024 nhằm ngày 20/11/2024 (âm lịch)
Ngày 20 tháng 12 là ngày gì? Ngày 20 tháng 12 năm 2024 là bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam?
Căn cứ Điều 1 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
Điều 1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo quy định trên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp đương nhiên không còn là Ủy viên trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
Điều 8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó.
2. Số lượng Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp nào, do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó hiệp thương thỏa thuận và quyết định theo cơ cấu thành phần quy định tại Điều 13, Điều 22, Điều 24 Điều lệ này và hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
3. Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp đương nhiên không còn là Ủy viên trong những trường hợp sau đây:
a) Không còn là đại diện của tổ chức thành viên đã cử ra;
b) Không còn là đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới hoặc Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư;
c) Cá nhân tiêu biểu tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương chuyển khỏi địa bàn cư trú tương ứng với cấp tham gia Ủy ban và không đại diện cho lĩnh vực được cơ cấu;
d) Cán bộ Mặt trận chuyên trách chuyển công tác khác hoặc nghỉ hưu.
Việc cử người thay thế do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó quyết định.
4. Trong nhiệm kỳ Đại hội, khi cần tăng thêm Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp có quyền cử bổ sung một số Ủy viên nhưng không vượt quá 10% tổng số Ủy viên đã được Đại hội cử ra.
Trường hợp đặc biệt vượt quá 10% do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét, quyết định.
[...]
Theo quy định trên, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp đương nhiên không còn là Ủy viên trong trường hợp sau:
- Không còn là đại diện của tổ chức thành viên đã cử ra
- Không còn là đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới hoặc Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư
- Cá nhân tiêu biểu tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương chuyển khỏi địa bàn cư trú tương ứng với cấp tham gia Ủy ban và không đại diện cho lĩnh vực được cơ cấu
- Cán bộ Mặt trận chuyên trách chuyển công tác khác hoặc nghỉ hưu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?