Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND/CCCD?
Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND/CCCD?
Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Dưới đây là hướng dẫn kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND/CCCD:
Cách 1: Kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD thông qua website CIC:
Bước 1: Truy cập vào trang web CIC https://cic.gov.vn và chọn đăng ký tài khoản (nếu đã có tài khoản đăng nhập thì chọn đăng nhập
Bước 2: Chọn đối tượng là cá nhân hpặc doanh nghiệp sau đó điền đầy đủ và chính xác các thông tin có dấu * và tạo mật khẩu đăng nhập, sau đó chọn tiếp tục.
Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký, sau đó chọn "Tiếp tục"
Bước 4: Sau 01 ngày hệ thống sẽ gọi điện để xác thực thông tin và nhận kết quả đăng ký, tên đăng nhập, mật khẩu qua SMS/Email.
Bước 5: Sau khi thông tin được xác nhận, người dùng có thể truy cập vào website CIC để đăng nhập và chọn “Khai thác báo cáo”, chọn "thông tin tín dụng" để kiểm tra nợ xấu.
Cách 2: Kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD thông qua ngân hàng:
Bước 1: Mang theo CMND/CCCD bản gốc đến ngân hàng.
Bước 2: Yêu cầu nhân viên hỗ trợ kiểm tra nợ xấu.
Bước 3: Cung cấp thông tin cá nhân theo hướng dẫn của nhân viên.
Bước 4: Cá nhân nhận được kết quả có đang bị nợ xấu không, đồng thời cũng sẽ biết được tổng nợ xấu, chi tiết các khoản nợ như thế nào.
Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND/CCCD? (Hình từ Internet)
Nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm những khoản nợ xấu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 195 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về nợ xấu như sau:
Điều 195. Nợ xấu
Nợ xấu được áp dụng các quy định tại Chương này bao gồm:
1. Nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán;
2. Nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ đã mua của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng chưa thu hồi được nợ
Theo đó nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm những khoản nợ xấu sau:
- Khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán.
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý nợ xấu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 199 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Điều 199. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được phân chia theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm;
b) Chi phí thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm;
c) Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm;
d) Khoản thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;
đ) Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ;
e) Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, số tiền thu được khi thanh lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu sẽ đươc phân chia thứ tự ưu tiên như sau:
- Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm;
- Chi phí thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm;
- Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm;
- Khoản thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;
- Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ;
- Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?