Ban hành Thông tư 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở?
- Ban hành Thông tư 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở?
- Nguồn kinh phí tăng lương của các bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như thế nào?
- Phương thức chi trả thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng được quy định thế nào?
Ban hành Thông tư 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở?
Ngày 20/8/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP.
Đối tượng áp dụng của Thông tư 62/2024/TT-BTC quy định như sau:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Thông tư 62/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 20/8/2024.
Ban hành Thông tư 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở? (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí tăng lương của các bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 62/2024/TT-BTC quy định xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 73/2024/NĐ-CP của các bộ, cơ quan Trung ương
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2023 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2024 (nếu có).
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.
+ Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.
+ Phạm vi trích số thu được để lại thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
- Ngoài ra, sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 tăng thêm so với dự toán năm 2023 được cấp có thẩm quyền giao.
(2) Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 75/2024/NĐ-CP của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
- Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao.
- Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 tăng thêm so với dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao.
- Sử dụng nguồn 70% tăng thu ngân sách địa phương thực hiện năm 2023 và 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2024 so dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao (loại trừ một số khoản).
- Sử dụng 50% phần ngân sách nhà nước giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính (do thực hiện tinh giản biên chế và đổi mới, sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả) và các đơn vị sự nghiệp công lập (do thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập).
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.
+ Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.
+ Phạm vi trích số thu được để lại thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
- Sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2023 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).
Phương thức chi trả thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 62/2024/TT-BTC quy định phương thức chi trả, chế độ kế toán và quyết toán kinh phí thực hiện Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 75/2024/NĐ-CP như sau:
- Các bộ, cơ quan Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chủ động sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định để chi trả tiền lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo đúng chế độ quy định.
- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguồn lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 75/2024/NĐ-CP, chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương của địa phương để bổ sung nguồn kinh phí cho các đơn vị dự toán ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dưới trực thuộc còn thiếu nguồn.
- Đối với các địa phương có nhu cầu kinh phí để thực hiện chế độ theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 75/2024/NĐ-CP lớn hơn nguồn kinh phí theo quy định tại Thông tư 62/2024/TT-BTC:
- Các đơn vị sử dụng ngân sách được chủ động sử dụng dự toán ngân sách năm 2024 đã được giao và nguồn thu được để lại theo chế độ để kịp thời chi trả tiền lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp tăng thêm cho các đối tượng theo quy định tại Thông tư này; báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên về nhu cầu kinh phí còn thiếu (nếu có) để xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?