AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
Căn cứ theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định 09/1998/QĐ-VPCP có quy định một số tên viết tắt của các tổ chức quốc tế thường gặp như sau:
Viết tắt | Tên đầy đủ tiếng Anh | Tên đầy đủ tiếng Việt |
ADB | Asian Development Bank | Ngân hàng Phát triển Châu Á |
AFTA | ASEAN Free Trade Area | Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN |
AIA | ASEAN Investment Area | Khu vực Đầu tư ASEAN |
AICO | ASEAN Industrial Cooperation (scheme) | Chương trình Hợp tác công nghiệp ASEAN |
AIPO | ASEAN Inter-parliamentary Organization | Tổ chức Liên minh Nghị viện ASEAN |
AIT | Asian Institure of Technology | Viện Kỹ thuật châu Á |
AMEX | American Stock Exchange | Sở Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ |
AMM/ PMC | ASEAN Ministerial Meeting/ Post Ministerial Conference | Hội nghị Bộ trưởng ASEAN/Hội nghị sau hội nghị Bộ trưởng |
APEC | Asia Pacific Economic Cooperation | Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình dương |
ARF | ASEAN Regional Forum | Diễn đàn Khu vực ASEAN |
ASC | Asean Standing Committee | Ủy ban Thường trực ASEAN |
ASEAN | Association of Southeast Asian Nations | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á |
ASEM | Asia-Europe Meeting | Hội nghị Á – Âu |
Theo đó, AFTA (hay ASEAN Free Trade Area) là tên viết tắt của Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN. Việt Nam chính thức tham gia AFTA vào năm 1995.
AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào? (Hình từ Internet)
Việt Nam đặt mục tiêu GDP bình quân đầu người đạt bao nhiêu vào năm 2030?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 81/2023/QH15 quy định như sau:
Điều 2. Quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch
[...]
3. Mục tiêu phát triển đến năm 2030
[...]
b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
- Về kinh tế: phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. Tỷ trọng trong GDP của khu vực dịch vụ đạt trên 50%, khu vực công nghiệp - xây dựng trên 40%, khu vực nông, lâm, thủy sản dưới 10%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt trên 50%.
Phát huy lợi thế của từng vùng kinh tế - xã hội; tập trung phát triển 2 vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với 2 cực tăng trưởng là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang kinh tế Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào phát triển chung của đất nước.
[...]
Như vậy, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành khoảng 7.500 USD.
Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng phát triển mấy vùng động lực quốc gia?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15, quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng phát triển 04 vùng động lực quốc gia gồm:
- Vùng động lực phía Bắc:
Phát triển vùng động lực phía Bắc, bao gồm thành phố Hà Nội và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục Quốc lộ 5 và Quốc lộ 18 qua các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, trong đó thành phố Hà Nội là cực tăng trưởng. Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộng phạm vi của vùng động lực.
Xây dựng vùng động lực phía Bắc đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; phát huy vai trò trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của quốc gia. Phát triển một số ngành dịch vụ hiện đại, chất lượng cao; các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; trung tâm kinh tế biển với các ngành vận tải biển và dịch vụ cảng biển, du lịch biển - đảo và công nghiệp đóng tàu;
- Vùng động lực phía Nam:
Phát triển vùng động lực phía Nam, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục Quốc lộ 22, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1, Quốc lộ 51 qua các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng. Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộng phạm vi của vùng động lực.
Xây dựng vùng động lực phía Nam dẫn đầu cả nước và hàng đầu khu vực Đông Nam Á về kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tập trung phát triển mạnh hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, đi đầu trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng kinh tế số, xã hội số. Phát triển mạnh các dịch vụ tài chính, ngân hàng, khoa học, công nghệ, logistics. Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ cao, các công viên phần mềm, trí tuệ nhân tạo. Phát triển các ngành kinh tế biển như dịch vụ logistics, khai thác, chế biến dầu khí, du lịch biển;
- Vùng động lực miền Trung:
Hình thành, phát triển vùng động lực miền Trung, bao gồm khu vực ven biển (các địa bàn cấp huyện từ đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đến biển) thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; trong đó thành phố Đà Nẵng là cực tăng trưởng. Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộng phạm vi của vùng động lực.
Tiếp tục hình thành, phát triển hệ thống đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế; trung tâm công nghiệp lọc hóa dầu quốc gia, công nghiệp ô tô, phụ trợ ngành cơ khí, khu công nghệ cao. Phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá;
- Vùng động lực đồng bằng sông Cửu Long:
Hình thành, phát triển vùng động lực đồng bằng sông Cửu Long bao gồm thành phố Cần Thơ, các địa bàn cấp huyện của các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp gắn với khu vực kết nối các tuyến đường cao tốc (cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Vĩnh Long, cao tốc An Hữu - Cao Lãnh, cao tốc Bắc - Nam phía Tây từ Cao Lãnh đến Rạch Sỏi) và thành phố Phú Quốc; trong đó thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng. Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộng phạm vi của vùng động lực gắn với cảng biển Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
Xây dựng vùng động lực đồng bằng sông Cửu Long trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, logistics, công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp. Hình thành các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với các vùng chuyên canh; xây dựng vùng trở thành trung tâm quốc gia về khoa học, công nghệ nông nghiệp và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Phát triển kinh tế biển, tập trung xây dựng thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mang tầm quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới;
- Từng bước xây dựng, hình thành vùng động lực tại vùng trung du và miền núi phía Bắc; khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) kết nối giữa miền Trung và đồng bằng sông Hồng; vùng Tây Nguyên; khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và phụ cận).
*Trên đây là nội dung AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- hocvalamtheobac.mobiedu.vn đăng nhập Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024 2025?
- Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của công chức viên chức?
- Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ, chi tiết cả năm 2024?
- Trong quá trình học sinh viên bị kỷ luật mức cảnh cáo thì khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại nào?
- Giấy bảo vệ đặc biệt bị thu hồi trong các trường hợp nào?