Doanh nghiệp nhà nước có phải trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ hay không? Nếu không trích thì bị xử lý như thế nào?
- Trường hợp nào được hưởng chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động khoa học và công nghệ?
- Doanh nghiệp nhà nước có phải trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ hay không? Nếu không trích thì bị xử lý như thế nào?
- Doanh nghiệp có thể điều chuyển nguồn giữa các quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo hình thức nào?
Trường hợp nào được hưởng chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động khoa học và công nghệ?
Theo quy định Điều 64 Luật Khoa học và công nghệ 2013, các trường hợp được hưởng chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm:
- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
- Thu nhập từ sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam; sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm.
- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và một số hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao.
- Dịch vụ khoa học và công nghệ.
- Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
- Kinh phí tài trợ của tổ chức, cá nhân cho hoạt động nghiên cứu khoa học; khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Các trường hợp khác được quy định tại các luật về thuế.
Doanh nghiệp nhà nước có phải trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ hay không? Nếu không trích thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhà nước có phải trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ hay không? Nếu không trích thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 63 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như sau:
Điều 63. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp ngoài nhà nước được khuyến khích thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của mình hoặc đóng góp vào Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của ngành, địa phương và được hưởng quyền lợi theo quy định của Quỹ.
2. Doanh nghiệp nhà nước phải trích một tỷ lệ tối thiểu thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ trích thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để thành lập quỹ và cơ chế quản lý, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước.
[...]
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 95/2014/NĐ-CP quy định về trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như sau:
Điều 9. Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp ngoài nhà nước được quyền trích từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp một tỷ lệ hợp lý, tối đa 10% để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
3. Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định khuyến khích doanh nghiệp trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ để đầu tư tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp và cho ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.
Theo Điều 18 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định về trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp cụ thể như sau:
Điều 18. Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
Việc trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% trên thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Riêng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài việc thực hiện trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của Luật này còn phải đảm bảo tỷ lệ trích quỹ tối thiểu quy định tại Luật khoa học và công nghệ.
Hàng năm, doanh nghiệp tự quyết định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học theo quy định trên đây và lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mẫu Báo cáo trích lập, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp do Bộ Tài chính quy định.
[...]
Thông qua các quy định trên, hàng năm doanh nghiệp nhà nước phải trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ tối thiểu là 3% và tối đa là 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm. Theo đó, doanh nghiệp tự quyết định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học theo quy định trên đây và lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp không trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên theo Điều 13 Nghị định 51/2019/NĐ-CP.
Doanh nghiệp có thể điều chuyển nguồn giữa các quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo hình thức nào?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 95/2014/NĐ-CP quy định về quản lý quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như sau:
Điều 11. Quản lý quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
1. Hàng năm doanh nghiệp phải lập báo cáo việc trích, sử dụng Quỹ, gửi đến cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Tài chính. Thời hạn nộp cùng thời điểm nộp báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp có thể điều chuyển nguồn giữa các quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo các hình thức sau:
a) Giữa tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên và ngược lại;
b) Giữa công ty mẹ với công ty con và ngược lại.
[...]
Như vậy, doanh nghiệp có thể điều chuyển nguồn giữa các quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo các hình thức dưới đây:
- Giữa tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên và ngược lại.
- Giữa công ty mẹ với công ty con và ngược lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?