Hoạt động viễn thám là gì? Sản phẩm viễn thám bao gồm những gì?

Hoạt động viễn thám là hoạt động nào, sản phẩm viễn thám bao gồm các loại nào theo đúng quy định?

Hoạt động viễn thám là gì? Sản phẩm viễn thám bao gồm những gì?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 03/2019/NĐ-CP quy định về hoạt động viễn thám và sản phẩm viễn thám như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Viễn thám là lĩnh vực khoa học công nghệ cho phép nghiên cứu, thu thập các thông tin về các đối tượng địa lý mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng.
...
3. Hoạt động viễn thám là các hoạt động có liên quan đến hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám; thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám.
...
5. Sản phẩm viễn thám bao gồm dữ liệu ảnh viễn thám, dữ liệu ảnh viễn thám thô, dữ liệu ảnh viễn thám thô đã được hiệu chỉnh bức xạ, hình học và các thông tin, dữ liệu chuyên đề được chiết xuất từ dữ liệu ảnh viễn thám.
...

Như vậy, hoạt động viễn thám là những hoạt động có liên quan đến hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám, thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp, khai thác, sử dụng và xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám.

Đây là một hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, cho phép nghiên cứu, thu thập các thông tin về các đối tượng địa lý mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng.

Hiện nay, sản phẩm viễn thám bao gồm dữ liệu ảnh viễn thám, dữ liệu ảnh viễn thám thô, dữ liệu ảnh viễn thám thô đã được hiệu chỉnh bức xạ, hình học và các thông tin, dữ liệu chuyên đề được chiết xuất từ dữ liệu ảnh viễn thám.

Hoạt động viễn thám là gì? Sản phẩm viễn thám bao gồm những gì?

Hoạt động viễn thám là gì? Sản phẩm viễn thám bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Quản lý chất lượng sản phẩm viễn thám được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 26 Nghị định 03/2019/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng sản phẩm viễn thám như sau:

Điều 26. Quản lý chất lượng sản phẩm viễn thám
...
3. Quản lý chất lượng sản phẩm viễn thám:
a) Quản lý chất lượng sản phẩm viễn thám được thực hiện theo pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm viễn thám trong sản xuất được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của lĩnh vực viễn thám và thiết kế kỹ thuật được phê duyệt;
c) Sản phẩm viễn thám sản xuất trong nước, nhập khẩu lưu thông trên thị trường phải bảo đảm chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật của lĩnh vực viễn thám và quy định của pháp luật;
d) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về kết quả giám sát, kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm viễn thám;
đ) Tổ chức, cá nhân phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy về sản phẩm viễn thám do mình tạo ra;
e) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm viễn thám do mình tạo ra.

Như vậy, chất lượng sản phẩm viễn thám sẽ được quản lý cụ thể như sau:

- Thực hiện quản lý theo pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm viễn thám trong sản xuất thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của lĩnh vực viễn thám và thiết kế kỹ thuật;

- Sản phẩm viễn thám sản xuất trong nước, nhập khẩu lưu thông trên thị trường phải bảo đảm chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật của lĩnh vực viễn thám và quy định của pháp luật;

- Trác nhiệm của tổ chức, cá nhân về sản phẩm viễn thám:

+ Chịu trách nhiệm về kết quả giám sát, kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm viễn thám;

+ Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy về sản phẩm viễn thám do mình tạo ra;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm viễn thám do mình tạo ra.

Cơ quan nào có trách nhiệm lập và gửi báo cáo về hoạt động viễn thám hàng năm?

Căn cứ Điều 30 Nghị định 03/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm lập và gửi báo cáo về hoạt động viễn thám hàng năm như sau:

Điều 30. Báo cáo về hoạt động viễn thám
1. Đối tượng lập báo cáo hàng năm về hoạt động viễn thám gồm bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hoạt động viễn thám.
2. Kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.
...
4. Trách nhiệm lập và gửi báo cáo về hoạt động viễn thám
a) Tổ chức hoạt động viễn thám thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo về hoạt động viễn thám gửi cơ quan chủ quản trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo;
b) Tổ chức hoạt động viễn thám thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về hoạt động viễn thám gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về hoạt động viễn thám thuộc phạm vi quản lý gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cục Viễn thám quốc gia trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo;
d) Cục Viễn thám quốc gia lập báo cáo về hoạt động viễn thám trên phạm vi cả nước trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký, gửi Chính phủ trong thời hạn 45 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo.

Như vậy, cơ quan có trách nhiệm lập và gửi báo cáo về hoạt động viễn thám hàng năm bao gồm bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh có hoạt động viễn thám. Cụ thể các cơ quan này thực hiện chế độ báo cáo như sau:

- Tổ chức hoạt động viễn thám thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: lập báo cáo và gửi cơ quan chủ quản trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo;

- Tổ chức hoạt động viễn thám thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh: lập báo cáo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo;

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh: lập báo cáo gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cục Viễn thám quốc gia trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo;

- Cục Viễn thám quốc gia: lập báo cáo trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký, gửi Chính phủ trong thời hạn 45 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo.

Trân trọng!

Khoa học và công nghệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khoa học và công nghệ
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ áp dụng từ 16/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước có phải trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ hay không? Nếu không trích thì bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia là gì? Ai được Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia đầu tư?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để cá nhân đăng ký chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức khoa học và công nghệ công lập năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động viễn thám là gì? Sản phẩm viễn thám bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến 2030, 100% đô thị có ứng dụng AI giải quyết ít nhất 01 vấn đề bức thiết của xã hội tại đô thị?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư để tài trợ, hỗ trợ hoạt động đầu tư công nghệ cao, chuyển đổi xanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Cản trở hoạt động đo đạc hợp pháp bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đối với công trình nghiên cứu khoa học áp dụng từ 10/04/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khoa học và công nghệ
Trần Thị Ngọc Huyền
2,450 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào