Tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đối với công trình nghiên cứu khoa học áp dụng từ 10/04/2024?
Giải thưởng khoa học công nghệ bao gồm những Giải thưởng nào theo Nghị định 18/2024/NĐ-CP?
Ngày 21/02/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 18/2024/NĐ-CP về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ.
Cụ thể theo Điều 4 Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định Giải thưởng về khoa học công nghệ gồm có những giải thưởng sau đây:
(1) Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ để xét tặng cho tác giả có công trình đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 và tiêu chuẩn quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định 18/2024/NĐ-CP.
(2) Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ để xét tặng cho tác giả có công trình đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 và tiêu chuẩn quy định tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Nghị định 18/2024/NĐ-CP.
(3) Giải thưởng khác về khoa học và công nghệ:
+ Giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ để tặng cho tác giả có công trình đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 23 và tiêu chuẩn quy định tại Điều 24 Nghị định 18/2024/NĐ-CP.
+ Giải thưởng của tổ chức, cá nhân về khoa học và công nghệ được đặt ra để xét tặng cho tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
Tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đối với công trình nghiên cứu khoa học áp dụng từ 10/04/2024? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đối với công trình nghiên cứu khoa áp dụng từ 10/04/2024?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 18/2024/NĐ-CP đặt ra những tiêu chuẩn để xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đối với công trình nghiên cứu khoa học như sau:
(1) Công trình đặc biệt xuất sắc:
Kết quả nghiên cứu của công trình có phát minh mới hoặc là thành tựu khoa học nổi trội, tiêu biểu, dẫn tới những thay đổi đặc biệt quan trọng trong nhận thức, sản xuất, quốc phòng, an ninh và đời sống xã hội.
(2) Công trình có giá trị rất cao về khoa học:
- Tìm ra bản chất, quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng hoặc đạt một trong các tiêu chí sau:
+ Hình thành hướng nghiên cứu mới;
+ Tư tưởng, quan niệm mới;
+ Nhận thức mới;
+ Cách tiếp cận mới;
+ Lý thuyết mới;
+ Phương pháp mới;
+ Tri thức mới;
+ Phát hiện mới về khoa học và công nghệ;
- Được công bố, trích dẫn trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước hoặc quốc tế.
(3) Công trình có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ của đất nước hoặc ứng dụng trong thực tiễn có một trong các tác dụng sau:
- Mang lại hiệu quả kinh tế lớn hoặc làm thay đổi hợp lý cơ cấu ngành nghề; tiết kiệm chi phí sản xuất; nâng cao năng suất lao động; giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;
- Đóng góp đặc biệt quan trọng cho việc dự báo xu hướng tương lai, hoạch định và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Làm chuyển biến nhận thức của xã hội hoặc tác động đặc biệt quan trọng đến đời sống xã hội; nâng cao dân trí; thay đổi tích cực hành vi ứng xử của nhóm, tầng lớp trong xã hội;
- Có tác dụng lớn trong giáo dục, được sử dụng cho công tác nghiên cứu và đào tạo đại học, sau đại học.
Quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cấp cơ sở được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cấp cơ sở được thực hiện như sau:
Bước 1: Tác giả công trình hoặc đại diện hợp pháp của tác giả công trình nộp hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng tại cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tác giả công trình.
(Trường hợp tác giả công trình không có cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thì nộp ở Sở Khoa học và Công nghệ nơi tác giả cư trú.)
Lưu ý: Đối với tác giả là người nước ngoài có công trình nghiên cứu về Việt Nam, hồ sơ công trình được nộp ở một tổ chức khoa học và công nghệ. Tổ chức khoa học và công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn tác giả công trình và tổ chức xét tặng Giải thưởng theo quy định.
Bước 2: Công trình được xét tại Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tác giả công trình, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nơi tác giả hoặc đại diện hợp pháp của tác giả cư trú, người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ quyết định thành lập.
- Thủ tục xét tặng Giải thưởng tại cấp cơ sở theo quy định tại Điều 17 Nghị định 18/2024/NĐ-CP. Việc xét tặng Giải thưởng được hoàn thành trong thời hạn 30 ngày tính từ thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng.
- Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thành lập Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp cơ sở gửi hồ sơ đến Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp bộ, ngành, địa phương để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
Đối với tổ chức khoa học và công nghệ, người đứng đầu tổ chức thành lập Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp cơ sở gửi hồ sơ đến Thủ trưởng cơ quan cấp bộ, cấp tỉnh nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho tổ chức.
Lưu ý: Nghị định 18/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?