Ngày 11 tháng 10 là ngày gì? Ngày 11 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo bao nhiêu cấp độ?
Ngày 11 tháng 10 là ngày gì? Ngày 11 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Năm 2011, Liên hợp quốc chọn ngày 11 tháng 10 hằng năm là ngày "International Day of the Girl Child" - Ngày Quốc tế Trẻ em gái. Mục đích của ngày này là tạo cơ hội nhiều hơn cho trẻ em gái và nâng cao nhận thức về bất bình đẳng giới bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, dinh dưỡng, y tế, bảo vệ khỏi sự kỳ thị, bạo lực và không còn nạn tảo hôn.
Như vậy, ngày 11 tháng 10 là ngày Quốc tế Trẻ em gái. Theo lịch vạn niên, ngày 11 tháng 10 năm 2024 nhằm ngày 9/9/2024 âm lịch.
Ngày Quốc tế Trẻ em gái cũng là dịp để các chính phủ, tổ chức và cộng đồng cùng hành động nhằm thúc đẩy quyền tiếp cận giáo dục, chăm sóc y tế, và cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ em gái, góp phần đảm bảo rằng các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình.
Ngày 11 tháng 10 là ngày gì? Ngày 11 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo bao nhiêu cấp độ? (Hình từ Internet)
Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo bao nhiêu cấp độ?
Căn cứ Điều 47 Luật Trẻ em 2016 quy định các yêu cầu bảo vệ trẻ em:
Điều 47. Các yêu cầu bảo vệ trẻ em
1. Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:
a) Phòng ngừa;
b) Hỗ trợ;
c) Can thiệp.
2. Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
3. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
[...]
Như vậy, bảo vệ trẻ em được thực hiện theo 03 cấp độ như sau:
[1] Phòng ngừa quy định tại Điều 48 Luật Trẻ em 2016
- Phòng ngừa là bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
- Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm:
+ Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi
+ Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em
+ Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn
+ Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em
+ Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em
[2] Hỗ trợ quy định tại Điều 49 Luật Trẻ em 2016
- Hỗ trợ là bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.
- Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm:
+ Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại
+ Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi
+ Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định
+ Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em
[3] Can thiệp quy định tại Điều 50 Luật Trẻ em 2016
- Can thiệp là bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:
+ Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp
+ Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em
+ Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em.
+ Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi
+ Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này
+ Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
+ Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em.
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 53 Luật Trẻ em 2016 quy định người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm như sau:
- Đánh giá nguy cơ và xác định các nhu cầu của trẻ em cần được bảo vệ.
- Tham gia quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.
- Tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý và các nguồn trợ giúp khác.
- Tư vấn kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình, cộng đồng.
- Kiến nghị biện pháp chăm sóc thay thế và theo dõi quá trình thực hiện.
- Hỗ trợ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, người làm chứng trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng theo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?