Địa giới Thành phố Hà Nội được điều chỉnh theo hướng thu hẹp lại vào năm nào?
Địa giới Thành phố Hà Nội được điều chỉnh theo hướng thu hẹp lại vào năm nào?
Ngày 12/8/1991, Quốc hội khóa 8, kỳ họp thứ 9 ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
....
7. Điều chỉnh địa giới của Thủ đô Hà Nội như sau:
a. Chyển huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phú.
b. Chuyển thị xã Sơn Tây và 5 huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của thành phố Hà Nội về tỉnh Hà Tây.
8. Giao cho Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện Nghị quyết này của Quốc hội theo tinh thần tiết kiệm, không tăng biên chế, không để thất thoát tài sản xã hội chủ nghĩa; nhanh chóng ổn định tổ chức và phát triển sản xuất.
9.Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục hoàn chỉnh phương án tổng thể và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh và cấp tương đương trình Quốc hội xem xét sau khi đã sửa đổi Hiến pháp.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991.
Theo đó, Thành phố Hà Nội có bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính lớn: 1961, 1978, 1991 và 2008; trong đó có 03 lần mở rộng địa giới hành chính vào các năm 1961, 1978 và 2008 và 01 lần thu hẹp vào năm 1991, cụ thể như sau:
- Chyển huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phú.
- Chuyển thị xã Sơn Tây và 5 huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của thành phố Hà Nội về tỉnh Hà Tây.
Như vậy, địa giới Thành phố Hà Nội được điều chỉnh theo hướng thu hẹp lại vào năm 1991.
Địa giới Thành phố Hà Nội được điều chỉnh theo hướng thu hẹp lại vào năm nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ địa giới hành chính các cấp gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định về quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp ban hành kèm theo Nghị định 119-CP năm 1994, hồ sơ địa giới hành chính các cấp gồm:
[1] Hồ sơ địa giới hành chính cấp xã:
- Bản đồ, địa giới hành chính cấp xã.
- Bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp xã, huyện, tỉnh (có trên đường địa giới hành chính của xã).
- Bản xác nhận toạ độ các mốc địa giới hành chính cấp xã.
- Bảng toạ độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp xã.
- Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính cấp xã.
- Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính cấp xã.
- Các phiếu thống kê (dân cư, Thuỷ Hệ, Sơn văn).
- Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính các cấp.
- Các văn bản pháp luật về thành lập xã.
[2] Hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện:
- Bản đồ địa giới hành chính cấp huyện.
- Bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh (có trên đường địa giới hành chính của huyện).
- Bảng xác nhận toạ độ các mốc địa giới hành chính cấp huyện.
- Bảng toạ độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp huyện.
- Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính cấp huyện.
- Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh (có trên đường địa giới của huyện).
- Các văn bản pháp luật về thành lập huyện.
- Thống kê các tài liệu về địa giới hành chính của các xã trong huyện.
[3] Hồ sơ địa giới cấp tỉnh:
- Bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh.
- Bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp tỉnh.
- Bảng xác nhận toạ độ các mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp tỉnh.
- Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính cấp tỉnh.
- Bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính cấp tỉnh, đường biên giới quốc gia (có trên đường địa giới của tỉnh).
- Các văn bản pháp luật về thành lập tỉnh.
- Bản thống kê các tài liệu về địa giới hành chính của các huyện trong tỉnh.
Việc quản lý lưu trữ hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Quy định về quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp ban hành kèm theo Nghị định 119-CP năm 1994, việc quản lý lưu trữ hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính được thực hiện thống nhất như sau:
[1] Đối với hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính cấp xã, phường, thị trấn:
- 1 bộ lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- 1 bộ lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- 1 bộ lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ban Tổ chức chính quyền tỉnh).
- 1 bộ lưu trữ tại Cục Lưu trữ Nhà nước.
- 1 bộ lưu trữ tại Tổng cục Địa chính.
[2] Đối với hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh:
- 1 bộ lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh.
- 1 bộ lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ban Tổ chức chính quyền tỉnh).
- 1 bộ lưu trữ tại Cục Lưu trữ Nhà nước.
- 1 bộ lưu trữ tại Tổng cục Địa chính.
[3] Đối với hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- 1 bộ lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- 1 bộ lưu trữ tại Cục Lưu trữ Nhà nước.
- 1 bộ lưu trữ tại Tổng cục Địa chính.
- 1 bộ lưu trữ tại Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các Luật hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Lập xuân 2025 lúc mấy giờ?
- Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
- Có phải chứng từ khấu trừ thuế TNCN chỉ sử dụng dưới dạng điện tử?
- Phân biệt Giáo trình, Sách chuyên khảo, Sách tham khảo, Sách hướng dẫn?