Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ thành phố Hà Nội trải qua bao nhiêu kì Đại hội?
- Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ thành phố Hà Nội trải qua bao nhiêu kì Đại hội?
- Phân công các sở, ngành chủ trì tham mưu tổ chức triển khai 08 chương trình công tác lớn của thành ủy Hà Nội khóa 17 như thế nào?
- Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020-2025 là gì?
Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ thành phố Hà Nội trải qua bao nhiêu kì Đại hội?
Ngày 30 tháng 3 năm 2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 84/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020-2025.
Theo đó, giai đoạn nhiệm kỳ 2020-2025 là giai đoạn Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 17.
Như vậy, từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ thành phố Hà Nội trải qua 17 kì Đại hội.
Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ thành phố Hà Nội trải qua bao nhiêu kì Đại hội? (Hình từ Internet)
Phân công các sở, ngành chủ trì tham mưu tổ chức triển khai 08 chương trình công tác lớn của thành ủy Hà Nội khóa 17 như thế nào?
Căn cứ theo Mục 5 Kế hoạch 84/KH-UBND năm 2021 Thành phố Hà Nội hướng dẫn phân công các sở, ngành chủ trì tham mưu tổ chức triển khai 08 chương trình công tác lớn của thành ủy khóa 17 như sau:
(1) Chương trình 02: “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025”
Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư
(2) Chương trình 03: “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025”
Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng
(3) Chương trình 04: “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(4) Chương trình 05: “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025”
Cơ quan chủ trì: Sở Quy hoạch Kiến trúc
(5) Chương trình 06: “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”
Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa Thể thao
(6) Chương trình 07: “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025”
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ
(7) Chương trình 08: “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động Thương binh và Xã hội
(8) Chương trình 09: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025”.
Cơ quan chủ trì: Công an Thành phố.
Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020-2025 là gì?
Theo Tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch 84/KH-UBND năm 2021 Thành phố Hà Nội hướng dẫn chi tiết các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020-2025 như sau:
Về kinh tế:
(1) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2025: 7,5-8,0%; trong đó: Dịch vụ: 8,0-8,5%; công nghiệp và xây dựng 8,5-9,0%; nông, lâm nghiệp và thủy sản: 2,5-3,0%.
(2) Cơ cấu kinh tế năm 2025: Dịch vụ 65,0-65,5%; công nghiệp và xây dựng 22,5-23,0%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,4-1,6%.
(3) GRDP bình quân/người: 8.300-8.500 USD.
(4) Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 3,1 - 3,2 triệu tỷ đồng (giá hiện hành, tăng 12,5-13,5%/năm).
(5) Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30%.
(6) Tốc độ tăng năng suất lao động từ 7,0-7,5%.
Về văn hóa - xã hội:
(7) Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa: 75%; thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Thôn, làng văn hóa: 65%; gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa: 86-88%.
(8) Tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia: 80-85%.
(9) Số giường bệnh/vạn dân: 30-35; số bác sĩ/vạn dân: 15; duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.
(10) Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 75-80%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ: 55-60%.
(11) Tỷ lệ thất nghiệp thành thị: Dưới 3%.
(12) Không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo theo tiêu chuẩn của Thành phố.
Về quy hoạch, đô thị, nông thôn và môi trường:
(13) Tỷ lệ huyện đạt chuẩn nông thôn mới: 100%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 40%, nông thôn mới kiểu mẫu: 20%; hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới cấp thành phố.
(14) Tỷ lệ đô thị hóa: 60-62%; tỷ lệ diện tích phủ kín của các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu: 100%.
(15) Tỷ lệ hộ dân thành thị và nông thôn được cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế: 100%.
(16) Tỷ lệ các chất thải và nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường: Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn: 100%; tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý: 100%; tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%; tỷ lệ cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải: 100%; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý: 50-55%.
(17) Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng bằng xe bus, đường sắt đô thị: 30-35%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các Luật hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Lập xuân 2025 lúc mấy giờ?
- Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
- Có phải chứng từ khấu trừ thuế TNCN chỉ sử dụng dưới dạng điện tử?
- Phân biệt Giáo trình, Sách chuyên khảo, Sách tham khảo, Sách hướng dẫn?