Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024 theo thông tư 50?
- Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024 theo thông tư 50?
- Đối tượng nào cần huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
- Cơ quan nào có thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia phòng cháy và chữa cháy?
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được hưởng những quyền lợi nào?
Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024 theo thông tư 50?
Mẫu Bản khi kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024 được quy định trong Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
Tải về mẫu PC31 bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy chữa cháy mới nhất tại đây.
Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024 theo thông tư 50? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào cần huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, bao gồm:
[1] Người có chức danh chỉ huy chữa cháy, bao gồm:
+ Cháy tại cơ sở thì người đứng đầu cơ sở là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy
+ Cháy phương tiện giao thông cơ giới đang lưu thông thì người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp không có người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện thì người điều khiển phương tiện là người chỉ huy chữa cháy;
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) trở lên có mặt tại đám cháy là người chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy.
[2] Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
[3] Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
[4] Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
[5] Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
[6] Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP
[7] Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Cơ quan nào có thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về cơ quan có thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy, gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điều động đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình;
- Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình;
- Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi cả nước.
Lưu ý: Khi nhận được lệnh điều động tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì người có thẩm quyền quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phải chấp hành
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được hưởng những quyền lợi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ngoài việc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân còn được hưởng các chế độ sau:
+ Chế độ định lượng ăn cao
+ Chế độ bồi dưỡng khi tập luyện, khi chữa cháy;
+ Được hưởng chế độ theo danh mục ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ tết Nguyên đán diễn ra vào ngày nào đến ngày nào 2025? Nhằm vào ngày nào đến ngày nào dương lịch?
- Quyền bảo vệ giống cây trồng có thể kéo dài bao lâu?
- Lương 15 triệu đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?
- Công văn nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất?