Quyền bảo vệ giống cây trồng có thể kéo dài bao lâu?

Quyền bảo vệ giống cây trồng có thể kéo dài bao lâu? 03 trường hợp bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ?

Quyền bảo vệ giống cây trồng có thể kéo dài bao lâu?

Căn cứ Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi điểm k khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:

Điều 169. Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây leo thân gỗ; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
3. Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 170 và Điều 171 của Luật này.

Như vậy, tùy vào loại giống cây trồng mà quyền bảo vệ giống cây trồng theo thời hạn hiệu lực của bằng bảo hộ giống cây trồng khác nhau.

Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây leo thân gỗ; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.

Quyền bảo vệ giống cây trồng có thể kéo dài bao lâu?

Quyền bảo vệ giống cây trồng có thể kéo dài bao lâu? (Hình từ Internet)

03 trường hợp bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ?

Theo Điều 21 Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định 03 trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bao gồm:

(1) Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng;

Lưu ý: Trong trường hợp này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thông báo công khai nhu cầu về giống gồm: tên giống cây trồng, mục đích, lượng giống cần sử dụng, phạm vi, thời gian đáp ứng mục đích chuyển giao và thời hạn nộp hồ sơ đăng ký để tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng giống cây trồng đăng ký.

(2) Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong 12 tháng (trừ trường hợp bất khả kháng) đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng;

(3) Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 18 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 18. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ, tác giả giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ theo quyết định bắt buộc chuyển giao của cơ quan có thẩm quyền;
b) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo quy định;
c) Chủ Bằng bảo hộ không đáp ứng được điều kiện về tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng mà vẫn khai thác, sử dụng vật liệu nhân giống;
d) Tác giả giống cây trồng không thực hiện đúng nghĩa vụ giúp chủ Bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực, bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:

Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
[...]
3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]

Theo đó, sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Bảo hộ giống cây trồng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hộ giống cây trồng
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền bảo vệ giống cây trồng có thể kéo dài bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng gồm có những tài liệu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hộ giống cây trồng
Tạ Thị Thanh Thảo
103 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào