Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?
Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông
Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
[...]
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
[...]
Căn cứ tại khoản 2 Điều 80 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ như sau:
Điều 80. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ
[...]
2. Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
b) Báo tin ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
c) Tham gia bảo vệ hiện trường;
d) Tham gia bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin liên quan về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
[...]
Theo đó, so với Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã thay thế nội dung báo tin ngay cho y tế bằng việc báo tin cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như sau:
- Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
- Báo tin ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
- Tham gia bảo vệ hiện trường;
- Tham gia bảo vệ tài sản của người bị nạn;
- Cung cấp thông tin liên quan về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ từ 01/01/2025?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 83 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ được quy định như sau:
- Tất cả các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, đúng quy định của pháp luật;
- Người gây tai nạn giao thông đường bộ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
- Các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm phối hợp giải quyết;
- Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
- Đối với vụ tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến người và phương tiện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, khi điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ từ 01/01/2025, cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp để thực hiện điều tra, giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích của người tham gia giao thông.
Cán bộ trực ban tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ phải hỏi rõ các thông tin gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định về tổ chức tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ tại trụ sở đơn vị do cán bộ trực ban tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ phải hỏi rõ các thông tin sau:
- Họ tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người báo tin;
- Thời gian nhận tin báo, thời gian, địa điểm xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ;
- Thiệt hại ban đầu về người: số người chết, số người bị thương (nếu có);
- Thông tin phương tiện (biển sổ, loại phương tiện, đặc điểm khác nếu có), thiệt hại về phương tiện đường bộ, công trình giao thông đường bộ và tài sản khác (nếu có);
- Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của những người liên quan hoặc người biết về vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra (nếu có);
- Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có người điều khiển phương tiện bỏ chạy thì phải hỏi rõ thông tin về đặc điểm phương tiện (biển số, màu sắc, chủng loại, nhãn hiệu), hướng di chuyển của phương tiện, đặc điểm của người điều khiển phương tiện;
- Những thông tin khác về vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Lưu ý: Luật Giao thông đường bộ 2008 hết hiệu lực đến 31/12/2024.
- Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
- Thông tư 72/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc từ ngày 01/01/2025 là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp có phải chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên bán xăng?
- Giáng sinh 2024 ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Giáng sinh 2024? Người lao động nghỉ Giáng sinh 2024 bao nhiêu ngày?
- Khi được tham gia hội thảo với nội dung “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông”, sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến nào với Hội thảo? Vì sao?
- Hướng dẫn đăng ký cư trú cho người chưa thành niên từ 10/1/2025?