Mẫu sổ theo dõi việc lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại mới nhất 2024?
Mẫu sổ theo dõi việc lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại mới nhất 2024?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định như sau:
Điều 41. Lập, quản lý và sử dụng sổ trong tổ chức và hoạt động Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại lập, quản lý và sử dụng các loại sổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Sổ về văn thư, lưu trữ, kế toán, tài chính và các loại sổ khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Các sổ phải ghi ngày mở sổ là ngày 01 tháng 01, ngày khóa sổ là ngày 31 tháng 12, được đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật. Việc lập sổ, ghi sổ và khóa sổ được thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Thông tư này.
Văn phòng Thừa phát lại có thể lập sổ điện tử, ngày mở sổ là ngày 01 tháng 01, ngày khóa sổ là ngày 31 tháng 12. Định kỳ hàng tháng, Văn phòng Thừa phát lại phải in, đóng thành quyển và đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.
3. Việc lập, quản lý, sử dụng các loại sổ theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về Thừa phát lại, pháp luật về lưu trữ, thống kê, thuế, tài chính và pháp luật có liên quan.
Theo đó, văn phòng thừa phát lại có trách nhiệm phải lập sổ theo dõi việc lập vi bằng.
Mẫu sổ theo dõi việc lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại mới nhất 2024 đang được áp dụng theo mẫu TP-TPL-S-02 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP.
Dưới đây là mẫu sổ theo dõi việc lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại:
Tải về mẫu sổ theo dõi việc lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại:
Mẫu sổ theo dõi việc lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Đánh số thứ tự trong sổ theo dõi việc lập vi bằng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định như sau:
Điều 40. Sổ theo dõi việc lập vi bằng và số vi bằng
1. Sổ theo dõi việc lập vi bằng dùng để quản lý vi bằng tại Văn phòng Thừa phát lại. Sổ phải được viết liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống và thực hiện theo từng năm. Khi hết năm, Văn phòng Thừa phát lại thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số vi bằng đã lập trong năm đó.
2. Số vi bằng là số thứ tự ghi trong sổ theo dõi việc lập vi bằng được ghi theo từng năm, kèm theo năm lập vi bằng và ký hiệu “VB”. Số thứ tự trong sổ theo dõi việc lập vi bằng được ghi liên tục từ số 01 cho đến số cuối cùng của năm đó; trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ liền trước.
Số vi bằng được lấy theo ngày kết thúc việc lập vi bằng.
Như vậy, số thứ tự trong sổ theo dõi việc lập vi bằng phải được ghi liên tục từ số 01 cho đến số cuối cùng của năm đó.
Trong trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải đánh số thứ tự tiếp theo của sổ liền trước.
Văn phòng thừa phát lại không lập sổ theo dõi việc lập vi bằng bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 33. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại
...
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có biển hiệu theo quy định;
b) Không lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu theo quy định;
c) Không thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc báo cáo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát;
d) Không gửi vi bằng, tài liệu chứng minh về Sở Tư pháp để đăng ký theo quy định;
đ) Thu chi phí không đúng quy định hoặc cao hơn mức đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
....
Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Vì vậy, trường hợp văn phòng thừa phát lại không lập sổ theo dõi việc lập vi bằng theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?