Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
Ngày 25/12/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Công văn 5672/BVHTTDL-VP năm 2024 về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Nhằm tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chủ động tham mưu, triển khai tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang đậm dấu ấn, góp phần khơi dậy niềm tự hào, bản sắc văn hóa truyền thống dịp Tết cổ truyền của dân tộc, gắn với việc thúc đẩy, thu hút khách du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và tập trung thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực theo dõi, quản lý; chỉ đạo, phối hợp tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, bảo đảm nhân dân được đón Tết vui tươi, đầm ấm, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- Tăng cường công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; thực hiện nghiêm việc không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản cộng trái quy định cho hoạt động lễ hội, vui chơi...; không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông; không tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cán bộ lãnh đạo các cấp chỉ được dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công.
- Quán triệt, chỉ đạo, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân trong giải quyết công việc, tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí lãnh đạo đơn vị, công chức, viên chức, người lao động trực Tết, kịp thời xử lý, giải quyết công việc, tình huống phát sinh; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong dịp nghỉ Tết; bảo đảm việc trở lại làm việc bình thường sau đợt nghỉ Tết.
[...]
Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025? (Hình từ Internet)
Lễ hội nào cần phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, những lễ hội cần phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức bao gồm:
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống.
Việc tổ chức lễ hội phải tuân theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, việc tổ chức lễ hội phải tuân theo 07 nguyên tắc dưới đây:
- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?