Có phải giám định thương tật khi cần xác định mức độ tổn hại sức khỏe của nạn nhân trong vụ án hình sự không?
Có phải giám định thương tật khi cần xác định mức độ tổn hại sức khỏe của nạn nhân trong vụ án hình sự không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 206. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường.
Theo đó, khi cần xác định mức độ tổn hại sức khỏe của nạn nhân trong hoạt động tố tụng hình sự thì bắt buộc phải tiến hành giám định thương tật.
Có phải giám định thương tật khi cần xác định mức độ tổn hại sức khỏe của nạn nhân trong vụ án hình sự không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định thương tật?
Căn cư theo khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 205. Trưng cầu giám định
1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
...
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 34. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Viện kiểm sát;
c) Tòa án.
...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 35. Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:
a) Các cơ quan của Bộ đội biên phòng;
b) Các cơ quan của Hải quan;
c) Các cơ quan của Kiểm lâm;
d) Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;
đ) Các cơ quan của Kiểm ngư;
e) Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
g) Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Các cơ quan cụ thể được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại khoản này được quy định tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
...
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định thương tật là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự, cụ thể như sau:
(1) Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
- Cơ quan điều tra.
- Viện kiểm sát.
- Tòa án.
(2) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:
- Các cơ quan của Bộ đội biên phòng.
- Các cơ quan của Hải quan.
- Các cơ quan của Kiểm lâm.
- Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển.
- Các cơ quan của Kiểm ngư.
- Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
+ Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Thời hạn giám định thương tật trong vụ án hình sự là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:
Điều 208. Thời hạn giám định
1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:
a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;
b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;
c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.
2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.
3. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
Như vậy, thời hạn giám định thương tật trong vụ án hình sự tối đa là 09 ngày.
Trong trường hợp cần thiết không thể tiến hành giám định trong thời hạn thì phải thông báo kịp thời cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định biết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?