Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương chậu hông

Là một sinh viên đang thực tập tại bệnh viện chuyên về giám định. Anh chị cho em hỏi tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương chậu hông được tính như thế nào? Em cảm ơn anh chị ạ Phương (0907***)

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương chậu hông được quy định tại Mục XI Chương 8 Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ cơ-xương-khớp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 1 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

XI. Chậu hông

 Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

1. Gãy (vỡ) gai chậu trước trên

6-10

2. Gãy (vỡ) mào chậu

11-15

3. Gãy (vỡ) một bên cánh chậu

16-20

4. Gãy (vỡ) xương chậu kiểu Malgaigne dẫn đến méo khung chậu

 

4.1. Nam giới hoặc phụ nữ không còn sinh đẻ

31-35

4.2. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

41-45

4.3. Người ở độ tuổi vị thành niên hoặc người già

41-45

5. Gãy ụ ngồi (gây ra mất đối xứng eo dưới)

16-20

6. Gãy ngành ngang xương mu

 

6.1. Gãy một bên

11-15

6.2. Gãy cả hai bên

16-20

7. Gãy ổ chảo khớp háng

 

7.1. Gãy ổ chảo khớp háng (cung trước hoặc sau) mổ kết hợp xương kết quả tốt không ảnh hưởng vận động khớp háng.

11-15

7.2. Gãy ổ chảo khớp háng cả cung trước lẫn cung sau gây di lệch, làm lỏng khớp (dễ trật khớp háng)

21-25

8. Gãy xương cùng không tổn thương thần kinh

5-7

9. Gãy xương cụt

 

9.1. Gãy xương cụt không tổn thương thần kinh

3-5

9.2. Gãy xương cụt di lệch, gây đau khi ngồi

4-6

11. Viêm khớp cùng chậu sau chấn thương

 

11.1. Mức độ nhẹ

1-3

11.2. Mức độ trung bình

4-6

11.3. Mức độ nặng

11 - 13


Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương chậu hông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Giám định thương tật
Hỏi đáp mới nhất về Giám định thương tật
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải giám định thương tật khi cần xác định mức độ tổn hại sức khỏe của nạn nhân trong vụ án hình sự không?
Hỏi đáp pháp luật
Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương chậu hông
Hỏi đáp pháp luật
Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Cơ - Xương - Khớp do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp được xác định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bị gãy xương hàm dưới thì tỉ lệ thương tật là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Giám định thương tật bổ sung
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện đi giám định thương tật?
Hỏi đáp pháp luật
Việc giám định thương tật do bị hại yêu cầu hay được chỉ định?
Hỏi đáp pháp luật
Giám định thương tật bổ sung?
Hỏi đáp pháp luật
Thiếu giấy giám định thương tật
Hỏi đáp pháp luật
Giám định thương tật
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giám định thương tật
Thư Viện Pháp Luật
4,607 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giám định thương tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giám định thương tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào