Người bị tai nạn lao động có chịu chi phí khám giám định thương tật không?Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động? Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định do tai nạn lao động?
Người bị tai nạn lao động có chịu chi phí khám giám định thương tật không?Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động? Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định do tai nạn lao động?
Cho tôi hỏi với: Có phải giám định thương tật khi cần xác định mức độ tổn hại sức vụ án hình sự khỏe của nạn nhân trong vụ án hình sự không vậy? Câu hỏi của anh Thuận đến từ TPHCM.
Xin chào tôi muốn hỏi một việc thế này, chuyện là tôi bị người ta đánh gãy xương hàm dưới thì tỉ lệ thương tật là bao nhiêu ạ?
Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương răng - hàm - mặt được quy định như thế nào? Mong nhận được sự tư vấn trong thời gian sớm nhất, xin chân thành cảm ơn
Hữu Tín (***@gmail.com)
Là một sinh viên đang thực tập tại bệnh viện chuyên về giám định. Anh chị cho em hỏi tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương chậu hông được tính như thế nào? Em cảm ơn anh chị ạ
Phương (0907***)
Đang công tác tại phòng Lao động Thương binh và Xã hội của huyện, vì yêu cầu công việc tôi có thắc mắc sau mong nhận phản hồi. Cụ thể: Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Cơ - Xương - Khớp do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp được xác định như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Giang (tỉnh Nam Định) là thương binh hạng 4/4, tỷ lệ thương tật 21%, đồng thời là bệnh binh hạng 2/3, tỷ lệ mất sức lao động 61%. Vì chưa đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội và trước đây giám định gộp nên hiện ông Giang chỉ hưởng chế độ bệnh binh. Năm 2016, ông Giang giám định vết thương còn sót và kết quả thêm 16% tổng tổn thương cơ thể. Ông Giang hỏi, ông có được cộng tỷ lệ giám định vết thương còn sót vào tỷ lệ mất sức lao động của bệnh binh để được hưởng trợ cấp không và ông có được truy lĩnh trợ cấp một lần sau khi giám định vết thương còn sót không?
Pháp luật quy định thế nào về quy trình giám định thương tật do tai nạn lao động lần đầu?
Giám định thương tật bổ sung?
Em bị người ta chém ở mặt may 19 mũi và 2 cánh tay may 31 mũi, bây giờ ở mặt và 2 cánh tay có sẹo dài, nếu đi giám định thương tật thì khoảng bao nhiêu phần trăm. Em đã nạp hồ sơ bệnh án và cả đơn yêu cầu giám định thương tật đến cơ quan công an xã nhưng cơ quan công an không chịu giải quyết và không chịu chuyển hồ sơ đến cấp trên, cấp huyện để được đi giám định thương tật truy tố hình sự. Vậy em phải làm gì, cơ quan công an xã cứ hẹn là sẽ chuyển nếu không chuyển em có thể viết đơn xin hồ sơ tự mình chuyển được không, vết thương của em đã được 3 tháng rồi, vậy giám định được không? Xin luật sư tư vấn, cảm ơn!
Cho em hỏi công ty em có một người bị TNLĐ (Tai nạn lao động) hồ sơ đã đầy du83 nhưng em lên BHXH hỏi thì người phụ trách vấn đề này nói là vẫn còn thiếu 1 giấy giám định thương tật nữa. Có phải thương tật phải từ 5% trở lên thì bảo hiểm mới trợ cấp cho người lao động?.Nếu hồ sơ không có giấy này thì bảo hiểm có giải quyết cho người lao động không?.Vì điều kiện công việc nên công nhân này không thể đi bệnh viện giám định lại vết thương.
Người bị thương đã giám định thương tật mà bị thương tiếp thì được giám định bổ sung?
Bố tôi là Kiều Tiến Dũng có xảy ra xô xát với ông Ngô Công Kết trú cùng thôn Đồng Xung , xã Đồng Tân , huyện Ứng Hòa, Hà Nội . Bố tôi đã bị đánh gãy tay trái đã được nằm viện tại bệnh viện Đa Khoa Vân Đình, và đã được công an huyện Ứng Hòa cho đi giám định thương tật,còn về ông Ngô Công Kết cách ngày xảy ra va chạm là 1 tháng 19 ngày ông kết mới xin đi điều trị ngoại trú tại phòng khám tư nhân mất tận 2 tháng thì có đủ điều kiện để đi giám định thương tật không?
Anh chị tôi đã ly hôn. Anh đã lấy vợ, chị đã lấy chồng. Anh là công nhân sống trong khu tập thể cơ quan. Chị làm nghề lao động tự do không có nhà, sống nhờ trong căn phòng tập thể cách phòng anh tôi 1 phòng. Con gái lớn năm nay 16 tuổi ở cùng với bố. Do con gái hư, bố giáo dục con bằng cái bạt tai tại nhà bố. Con đau quá chạy sang nhà mẹ cầu cứu và vừa đi vừa chửi bố. Bố tức quá chạy sang nhà mẹ lôi con về để giáo dục tiếp. Nhưng khi sang đến nhà mẹ bị mẹ cùng 2 ông khách trong nhà khống chế (2 ông khách là bảo vệ cơ quan đến chơi). Được 2 ông bảo vệ khống chế bà vợ cũ sẵn có máu côn đồ liền cầm chiếc kìm gắp than tổ ong vụt vào đầu thỏa mái. Ông anh vùng dậy chạy ra cửa thoát thân liền bị ông bảo vệ bắn 2 phát súng vào lưng (súng công cụ hỗ trợ,đầu đạn cao su). Kết quả anh tôi được đi cấp cứu và điều trị 1 tuần vết thương trên đầu và 2 phát súng bình thường (dự đoán sức khỏe giảm dưới 11%). Ngay sau vụ việc sảy ra 1 anh bảo vệ có súng được công an thành phố đón về trụ sở và ở đó 1 đêm rồi cơ quan đến bảo lãnh cho về, còn súng thì được công an giữ hộ. Đến nay sự việc đã được 10 ngày anh tôi đã có đơn gửi công an và công an đã mời làm việc 1 lần và khuyên 2 bên hòa giải. Nhưng 2 bên chưa có tiếng nói chung. Vậy tôi muốn hỏi các luật sư các thắc mắc sau: - Việc giám định sức khỏe do công an chỉ định hay bên bị hại yêu cầu. - Khi đưa ra tòa thì anh tôi phạm tội gì, khung hình phạt, phạt tiền khoảng bao nhiêu. Các đương sự kia chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? * Trong trường hợp công an bênh vực bên kia và để sự việc chìm xuồng thì anh tôi phải làm những gì để tìm lại sự công bằng. Chân thành cảm ơn các luật sư. Năm mới chúc các luật sư mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.