Hồ sơ địa chính dạng giấy trước ngày 01/01/2025 sẽ được số hóa?
Có phải hồ sơ địa chính dạng giấy trước ngày 01/01/2025 sẽ được số hóa?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 256 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 01/01/2025) có quy định như sau:
Điều 256. Giải quyết về hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận khi Luật này có hiệu lực thi hành
1. Hồ sơ địa chính dạng giấy đã xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng để phục vụ cho công tác quản lý đất đai và phải được số hóa trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định của Luật này.
...
Như vậy, theo Luật Đất đai 2024, hồ sơ địa chính dạng giấy đã được xây dựng trước ngày 01/01/2025 (ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành) thì được tiếp tục sử dụng để phục vụ cho công tác quản lý đất đai, tuy nhiên phải được số hóa trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định tại Luật Đất đai 2024.
Hồ sơ địa chính dạng giấy trước ngày 01/01/2025 sẽ được số hóa? (Hình từ Internet).
Hồ sơ địa chính từ năm 2025 gồm những tài liệu gì?
Tại khoản 2 Điều 129 Luật Đất đai 2024 có quy định về hồ sơ địa chính như sau:
Hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số, bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đồ địa chính;
- Sổ mục kê đất đai;
- Sổ địa chính;
- Bản sao các loại giấy chứng nhận bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Hồ sơ địa chính được sử dụng vào mục đích gì?
Tại khoản 3 Điều 129 Luật Đất đai 2024 có quy định về việc hồ sơ địa chính được sử dụng vào các mục đích sau đây, cụ thể như sau:
- Làm công cụ quản lý đất đai;
- Bảo vệ quyền và xác định nghĩa vụ của người sử dụng đất, người được giao quản lý đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Xác định các khoản thu tài chính từ đất đai;
- Giám sát biến động thị trường quyền sử dụng đất;
- Hỗ trợ người sử dụng đất trong việc tiếp cận vốn tín dụng;
- Hỗ trợ các ngành, các cấp chỉ đạo, điều hành, xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng;
- Cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận đất đai.
Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính là gì?
Căn cứ tại Điều 128 Luật Đất đai 2024 có quy định về nguyên tắc lập hồ sơ địa chính như sau:
Điều 128. Nguyên tắc lập, chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính
1. Hồ sơ địa chính được lập đến từng thửa đất, bảo đảm tính khoa học và thống nhất thông tin trong hồ sơ với hiện trạng quản lý, sử dụng đất; được tập hợp theo đơn vị hành chính cấp xã hoặc theo đơn vị hành chính cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã.
2. Hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý, cập nhật biến động đầy đủ, kịp thời khi người sử dụng đất thực hiện thủ tục hành chính về đất đai hoặc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm phản ánh đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.
Như vậy, nguyên tắc lập hồ sơ địa chính như sau:
- Được lập đến từng thửa đất, bảo đảm tính khoa học và thống nhất thông tin trong hồ sơ với hiện trạng quản lý, sử dụng đất;
- Được tập hợp theo đơn vị hành chính cấp xã hoặc theo đơn vị hành chính cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ sơ địa chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?