Quá cảnh hàng hóa là gì? Thời gian quá cảnh hàng hóa tối đa tại lãnh thổ Việt Nam là bao lâu?

Xin cho tôi hỏi: Quá cảnh hàng hóa là gì, hàng hóa được quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tối đa bao lâu? (Câu hỏi từ anh Thanh - TP Thủ Đức).

Quá cảnh hàng hóa là gì?

Căn cứ Điều 241 Luật Thương mại 2005 quy định về quá cảnh hàng hóa như sau:

Điều 241. Quá cảnh hàng hóa
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.

Như vậy, quá cảnh hàng hóa là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của họ qua lãnh thổ Việt Nam.

Quá cảnh hàng hóa bao gồm cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.

Quá cảnh hàng hóa là gì? Thời gian quá cảnh hàng hóa tối đa tại lãnh thổ Việt Nam là bao lâu?

Quá cảnh hàng hóa là gì? Thời gian quá cảnh hàng hóa tối đa tại lãnh thổ Việt Nam là bao lâu? (Hình từ Internet)

Thời gian quá cảnh hàng hóa tối đa tại lãnh thổ Việt Nam là bao lâu?

Căn cứ Điều 47 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về thời gian quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam như sau:

Điều 47. Thời gian quá cảnh
1. Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.
2. Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 của Luật này thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.
...

Như vậy, thời gian quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành xong thủ tục hải quan tại cửa khẩu, ngoại trừ các trường hợp sau:

- Được gia hạn thời gian quá cảnh;

- Hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận gia hạn thêm thời gian khắc phục.

Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 46 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa như sau:

Điều 46. Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa
1. Căn cứ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
2. Hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo những tuyến đường trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời gian quá cảnh hàng hóa, việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép.

Như vậy, hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu và tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định dựa vào Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trong thời gian quá cảnh hàng hóa, việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép.

Các hành vi nào bị cấm khi thực hiện quá cảnh hàng hóa?

Căn cứ Điều 248 Luật Thương mại 2005 quy định về hành vi bị cấm trong quá cảnh hàng hóa như sau:

Điều 248. Những hành vi bị cấm trong quá cảnh
1. Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh.
2. Tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh.

Như vậy, cá nhân, tổ chức, thương nhân quá cảnh hàng hóa bị cấm thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh. Ngoài ra, không được phép tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh.

Trân trọng!

Quá cảnh hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quá cảnh hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa là gì? Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quá cảnh hàng hóa là gì? Thời gian quá cảnh hàng hóa tối đa tại lãnh thổ Việt Nam là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo về hoạt động quá cảnh chưa hoàn thành năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa cấm kinh doanh muốn quá cảnh tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Những hành vi bị cấm trong quá cảnh hàng hóa là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền quá cảnh được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc “Vận chuyển quá cảnh” được định nghĩa như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hàng hóa quá cảnh đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng xuất khẩu phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng hàng hóa nào cần được kiểm tra khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh?
Hỏi đáp pháp luật
Hàng hóa quá cảnh là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quá cảnh hàng hóa
Trần Thị Ngọc Huyền
5,663 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào