Quyền quá cảnh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 38 Công ước về Luật biển năm 1982 thì quyền quá cảnh được quy định như sau:
- Trong các eo biển nói ở Điều 37 Công ước về Luật biển năm 1982, tất cả các tàu thuyền và phương tiện bay đều được hưởng quyền quá cảnh mà không bị cản trở, trừ trường hợp hạn chế là quyền đó không được áp dụng cho các eo biển do lãnh thổ đất liền của một quốc gia và một hòn đảo thuộc quốc gia này tạo thành, khi ở ngoài khơi hòn đảo đó có một con đường đi trên biển cả, hay có một con đường đi qua một vùng đặc quyền về kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và về các đặc điểm thủy văn.
- Thuật ngữ “quá cảnh” có nghĩa là việc thực hiện, theo đúng phần này, quyền tự do hàng hải và hàng không với mục đích duy nhất là đi qua liên tục và nhanh chóng qua eo biển giữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế. Tuy nhiên, đòi hỏi quá cảnh liên tục và nhanh chóng không ngăn cấm việc đi qua eo biển để đến lãnh thổ của một quốc gia ven eo biển, đề rời khỏi hoặc lại đến lãnh thổ đó, theo các điều kiện cho phép đến lãnh thổ của quốc gia đó.
- Bất kỳ hoạt động nào không thuộc phạm vi thực hiện quyền quá cảnh qua các eo biển đều tùy thuộc vào các quy định khác có thể áp dụng của Công ước.
Trên đây là nội dung trả lời về quy định quyền quá cảnh trong Công ước về Luật biển năm 1982.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?