Cơ sở khám chữa bệnh không tổ chức khám ngoài giờ hành chính thì được hưởng đẩy đủ quyền lợi BHYT khi nào?

Cơ sở khám chữa bệnh không tổ chức khám ngoài giờ hành chính thì được hưởng đẩy đủ quyền lợi BHYT khi nào?

Cơ sở khám chữa bệnh không tổ chức khám ngoài giờ hành chính thì được hưởng đẩy đủ quyền lợi BHYT khi nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
....
2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.
3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đồng thời, theo Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cụ thể như sau:

Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
...

Theo đó, trong trường hợp cấp cứu để đảm bảo chữa trị kịp thời khi xảy ra tình huống khẩn cấp, người bệnh được đến khám chữa bệnh tại bất kì cơ sở y tế nào. Khi đó, người tham gia BHYT dù khám chữa bệnh ngoài giờ vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi về BHYT.

Đồng thời, bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.

Như vậy, nếu cơ sở khám chữa bệnh không tổ chức khám ngoài giờ hành chính thì người dân vẫn có thể được hưởng đầy đủ các quyền lợi về BHYT nếu thuộc trường hợp cấp cứu.

Trường hợp nào được hưởng đẩy đủ quyền lợi BHYT nếu cơ sở khám chữa bệnh không tổ chức khám ngoài giờ hành chính?

Cơ sở khám chữa bệnh không tổ chức khám ngoài giờ hành chính thì được hưởng đẩy đủ quyền lợi BHYT khi nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gồm những gì?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

Hồ sơ ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Trường hợp ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh lần đầu, hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị ký hợp đồng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bản sao giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Bản chụp có đóng dấu của cơ sở đối với quyết định phân hạng bệnh viện của cấp có thẩm quyền (nếu có) hoặc quyết định về tuyến chuyên môn kỹ thuật của cấp có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập;
...

Theo đó, trường hợp ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh lần đầu, hồ sơ gồm:

- Công văn đề nghị ký hợp đồng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Bản sao giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Bản chụp có đóng dấu của cơ sở đối với quyết định phân hạng bệnh viện của cấp có thẩm quyền (nếu có) hoặc quyết định về tuyến chuyên môn kỹ thuật của cấp có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập;

- Danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế, danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bằng văn bản hoặc bản điện tử).

Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội trong thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là gì?

Tại Điều 20 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, theo đó trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội trong thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

- Thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm y tế 2008;

- Trong 10 ngày đầu của tháng đầu kỳ ký hợp đồng, cung cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh danh sách những người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý bằng bản điện tử hoặc văn bản có ký tên đóng dấu;

- Bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế quản lý hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc tiếp nhận, kiểm tra thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế và xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm; hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về chế độ bảo hiểm y tế;

- Hoàn thiện hệ thống giám định và bảo đảm duy trì tiếp nhận, phản hồi kịp thời việc tiếp nhận dữ liệu điện tử, kết quả giám định khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trân trọng!

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân?
Hỏi đáp Pháp luật
06 nội dung cần bảo đảm thực hiện trong công tác khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu dịp lễ 2 tháng 9?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định chuyển tuyến điều trị?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian, đối tượng, phạm vi triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch Sởi năm 2024 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bệnh không có thân nhân bao gồm những đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi theo quy định của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám chữa bệnh khi chưa được Bộ Y tế ban hành như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tích hợp thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vào Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VneID?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Nguyễn Thị Hiền
3,258 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào