Danh sách những ngân hàng cho phép mở tài khoản trùng với số điện thoại?
Danh sách những ngân hàng cho phép mở tài khoản trùng với số điện thoại?
Hiện nay, có khá nhiều ngân hàng triển khai dịch vụ mở tài khoản ngân hàng trùng với số điện thoại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một số ngân hàng có phép mở tài khoản ngân hàng trùng số điện thoại như sau:
1. Ngân hàng số Timo by BVBank;
2. Ngân hàng Quân Đội MB Bank;
3. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank);
4. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank);
5. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank);
6. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB);
7. Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank);
8. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank);
9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank);
10. Ngân hàngThương mại cổ phần An Bình(ABBank);
11. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Dưới đây là một ví dụ hướng dẫn cách mở tài khoản trùng với số điện thoại tại Ngân hàng Quân Đội MBBank như sau:
Bước 1: Tải ứng dụng MBBank về điện thoại. (Android thì truy cập vào CH Play hoặc IOS thì truy cập vào App Store).
Bước 2: Tìm và chọn mục "Tạo tài khoản" sau khi mở ứng dụng.
Bước 3: Xác nhận số điện thoại bằng cách nhập mã OTP sau khi nhập số điện thoại.
Bước 4: Khách hàng lựa chọn loại giấy tờ tùy thân để xác thực thông tin như: CMND/CCCD/Hộ chiếu/Chứng minh thư quân đội.
Bước 5: Hệ thống xác nhận thông tin cá nhân của khách hàng sau khi điền số CMND/CCCD.
Bước 6: Chụp rõ thông tin cả 2 mặt của CMND.
Bước 7: Thực hiện xác nhận khuôn mặt.
Bước 8: Nhấn "Tiếp theo" sau khi kiểm tra kỹ các thông tin.
Bước 9: Xác nhận với các điều khoản bằng cách chọn "Tôi đồng ý" và nhấn "Xác nhận".
Bước 10: Hoàn tất bằng cách nhập mã OTP.
Danh sách những ngân hàng cho phép mở tài khoản trùng với số điện thoại? (Hình từ Internet)
Bao nhiêu tuổi được mở tài khoản ngân hàng?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về đối tượng mở tài khoản thanh toán cụ thể như sau:
Điều 11. Đối tượng mở tài khoản thanh toán
1. Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Người từ đủ 15 tuổi trở lên không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam;
b) Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
c) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
2. Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân (pháp nhân Việt Nam, pháp nhân nước ngoài), doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tài khoản ngân hàng được hiểu là tài khoản thanh toán được mở tại các ngân hàng như (ngân hàng thương mại; ngân hàng chính sách;...).
Theo đó, tài khoản thanh toán được dùng để thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Đối tượng mở tài khoản ngân hàng bao gồm tổ chức và cá nhân.
Đối với cá nhân thì người từ đủ 15 tuổi trở lên và không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì có thể mở tài khoản ngân hàng.
Với người dưới 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự thì mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật.
Đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ được mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
Tài khoản ngân hàng của cá nhân phải bao gồm các thông tin nào?
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định tài khoản ngân hàng (tài khoản thanh toán) của cá nhân phải bao gồm các thông tin sau đây:
[1] Đối với cá nhân là công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch:
+ Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh;
+ Quốc tịch;
+ Nghề nghiệp, chức vụ;
+ Số điện thoại;
+ Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; ngày cấp, nơi cấp, ngày hết hạn hiệu lực của giấy tờ tùy thân;
+ Mã số thuế (nếu có);
+ Địa chỉ đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại khác (nếu có); thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú;
[2] Đối với cá nhân là người nước ngoài:
+ Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh;
+ Quốc tịch;
+ Nghề nghiệp, chức vụ;
+ Số điện thoại;
+ Số hộ chiếu hoặc thông tin định danh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, ngày cấp, nơi cấp, ngày hết hạn hiệu lực của hộ chiếu;
+ Số định danh người nước ngoài (nếu có);
+ Số thị thực nhập cảnh hoặc số giấy tờ thay thị thực nhập cảnh (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam), trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định pháp luật; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và nơi đăng ký cư trú tại Việt Nam (trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam); thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú;
[3] Đối với khách hàng cá nhân là người có từ hai quốc tịch trở lên, bao gồm các thông tin tương ứng tại [1] và [2]; số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, ngày hết hạn hiệu lực của hộ chiếu; quốc tịch, địa chỉ cư trú ở quốc gia mang quốc tịch còn lại;
[4] Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thuộc đối tượng quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư 17/2024/TT-NHNN, thông tin người đại diện, cụ thể:
- Người đại diện là cá nhân, thông tin về cá nhân là người đại diện được thực hiện theo quy định tại [1], [2] và [3].
- Người đại diện là pháp nhân, thông tin về pháp nhân là người đại diện được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 17/2024/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?
- Mức thưởng Tết 2025 cho người lao động căn cứ theo những yếu tố nào?
- Tổng hợp nhạc Giáng Sinh Tiếng Anh hay nhất 2024?