Hướng dẫn triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ năm 2024?

Hướng dẫn triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ năm 2024? Báo cáo trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh Đậu mùa khỉ bằng hình thức nào?

Hướng dẫn triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ năm 2024?

Căn cứ tại Mục A Công văn 4849/BYT-DP năm 2024 quy định hướng dẫn nhận biết triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ như sau:

KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ (MPOX)
Để chủ động phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ, Bộ Y tế hướng dẫn và khuyến cáo người dân nhận biết các triệu chứng nghi ngờ và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:
A. Các triệu chứng nghi ngờ:
- Có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ và không giải thích được bằng các bệnh phát ban phổ biến khác (thủy đậu, herpes, sởi, nhiễm trùng da do vi khuẩn, lậu, giang mai...).
- Và có một hoặc nhiều triệu chứng sau: Đau đầu, sốt (>38,5°C), Nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), Đau cơ, đau lưng, đau nhức cơ thể, Mệt mỏi.
- Và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau:
+ Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng cá nhân của người bệnh.
+ Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có quan hệ với nhiều bạn tình.

Như vậy, các triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ và không giải thích được bằng các bệnh phát ban phổ biến khác (thủy đậu, herpes, sởi, nhiễm trùng da do vi khuẩn, lậu, giang mai...).

- Và có một hoặc nhiều triệu chứng sau: Đau đầu, sốt (>38,5°C), Nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), Đau cơ, đau lưng, đau nhức cơ thể, Mệt mỏi.

- Và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau:

+ Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng cá nhân của người bệnh.

+ Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có quan hệ với nhiều bạn tình.

Hướng dẫn nhận biết triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ mới nhất?

Hướng dẫn triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ năm 2024? (Hình từ Internet)

Báo cáo trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh Đậu mùa khỉ bằng hình thức nào?

Căn cứ tại Mục 1 Công văn 4849/BYT-DP năm 2024 quy định Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo như sau:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo:
[...]
- Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ ngay tại cửa khẩu; giám sát chủ động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, lưu ý lồng ghép giám sát, dự phòng với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giám sát tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, da liễu, các cơ sở y tế công lập và tư nhân cung cấp các dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát, các biện pháp phòng, chống, chăm sóc, điều trị, phòng, chống lây nhiễm bệnh mpox.
- Rà soát, cập nhật kế hoạch, kịch bản phòng, chống theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng, chống dịch.
- Tăng cường thông tin, truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế (kèm theo), tập trung truyền thông cho các đối tượng có nguy cơ cao.
- Tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương.
- Báo cáo kịp thời trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh Đậu mùa khỉ tại địa chỉ website: https://macabenh.vncdc.gov.vn/?mod=monkey (điện thoại hỗ trợ: 0387525938).

Như vậy, Báo cáo kịp thời trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh Đậu mùa khỉ tại:

- Địa chỉ website: https://macabenh.vncdc.gov.vn/?mod=monkey

- Điện thoại hỗ trợ: 0387525938.

Bệnh đậu mùa khỉ diễn biến ở người qua các giai đoạn nào?

Căn cứ theo Mục 3 Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người ban hành kèm theo Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2022 quy định bệnh đậu mùa khỉ diễn biến ở người qua các giai đoạn sau đây:

- Giai đoạn ủ bệnh: từ 6 đến 13 ngày, (dao động từ 5 đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.

- Giai đoạn khởi phát: từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.

- Giai đoạn toàn phát: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày, với tính chất sau:

+ Vị trí: phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.

+ Tiến triển ban: tuần tự từ dát (tổn thương có nền phẳng) -> đến sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao) -> mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong) -> mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng) -> đóng vảy khô -> bong tróc và có thể để lại sẹo.

+ Kích thước tổn thương da: trung bình từ 0,5 - 1cm.

+ Số lượng tổn thương da: trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.

- Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám chữa bệnh khi chưa được Bộ Y tế ban hành như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tích hợp thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vào Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VneID?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn bộ Phụ lục Nghị định 96/2023 file word?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh liên cầu lợn ở người bắt nguồn từ đâu? Các biện pháp phòng bệnh liên cầu lợn ở người theo Hướng dẫn của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu quý 3 năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian thực hành khám chữa bệnh đối với bác sĩ da liễu là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian ủ bệnh bạch hầu là mấy ngày? Biến chứng bệnh bạch hầu ác tính là biến chứng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh bạch hầu được phân loại như thế nào? Người bị nghi là bệnh bạch hầu cần phải làm gì để phòng chống bệnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Lê Nguyễn Minh Thy
44 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào