Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi theo quy định của Bộ Y tế?

Bệnh sởi là gì? Nguyên nhân gây bệnh từ đâu? Dấu hiệu mắc bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế là gì? Bộ Y tế hướng dẫn phòng bệnh sởi như thế nào?

Bệnh sởi là gì? Nguyên nhân gây bệnh từ đâu?

Căn cứ Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 hướng dẫn như sau:

I. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ.
- Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... có thể gây tử vong.

Như vậy, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên.

Bệnh sởi gây ra do virus Polinosa morbillarum – thành viên của giống Morbillivirus, thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi có thể lây qua đường hô hấp, khi tiếp xúc trực tiếp với chất tiết mũi, họng của bệnh nhân.

Ngoài ra, sởi còn có thời kỳ lây truyền bệnh dài. Bệnh có khả năng lây truyền vào thời điểm trước khi phát ban 4 ngày và sau khi phát ban 4 ngày. Sởi có khả năng lây truyền cao, chỉ có thể chặn đứng nguy cơ lây lan dịch bệnh khi tỷ lệ miễn dịch cộng đồng đạt 95% trở lên.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi theo quy định của Bộ Y tế?

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi theo quy định của Bộ Y tế? (Hình từ Internet)

Dấu hiệu mắc bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế là gì?

Căn cứ Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 hướng dẫn dấu hiệu mắc bệnh sởi như sau:

[1] Thể điển hình

- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày

+ Người bệnh sốt cao

+ Viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc

+ Đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).

- Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày.

+ Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân.

+ Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.

- Giai đoạn hồi phục:

+ Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện.

+ Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi.

+ Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

[2] Thể không điển hình

- Có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt.

- Có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo.

Bộ Y tế hướng dẫn phòng bệnh sởi như thế nào?

Căn cứ Mục 5 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 hướng dẫn phòng bệnh sởi như sau:

[1] Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin

- Thực hiện tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi)

- Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

[2] Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân

- Người bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

- Sử dụng khẩu trang phẫu thuật cho người bệnh, người chăm sóc, tiếp xúc gần và nhân viên y tế.

- Hạn chế việc tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm người bệnh đối với người bệnh.

- Thời gian cách ly từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban.

- Tăng cường vệ sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng.

[3] Phòng lây nhiễm trong bệnh viện

- Phát hiện sớm và thực hiện cách ly đối với các đối tượng nghi sởi hoặc mắc sởi.

- Sử dụng Immune Globulin (IG) tiêm bắp sớm trong vòng 3 - 6 ngày kể từ khi phơi nhiễm với sởi cho các bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện vì những lý do khác.

- Không dùng cho trẻ đã được điều trị IVIG trong vòng 1 tháng hoặc đã tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin sởi. Dạng bào chế: Immune Globulin (IG) 16%, ống 2ml. Liều dùng 0,25 ml/kg, tiêm bắp, 1 vị trí tiêm không quá 3ml. Với trẻ suy giảm miễn dịch có thể tăng liều gấp đôi.

[4] Báo cáo dịch

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương từ ngày 05/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới từ ngày 05/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương từ ngày 05/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên áp dụng từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ ngày 05/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện C Đà Nẵng áp dụng từ ngày 05/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (thuộc Trường Đại học Y Hà Nội)?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh Bệnh viện Trung ương Huế mới nhất theo Quyết định 3243?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Phan Vũ Hiền Mai
3,833 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào