Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương từ ngày 05/11/2024?
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương từ ngày 05/11/2024?
Ngày 05/11/2024, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3293/QĐ-BYT năm 2024 về giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương.
Theo đó, giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước thanh toán; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu áp dụng tại Bệnh viện Điều dưỡng PHCN Trung ương gồm:
[1] Giá dịch vụ khám bệnh, hội chẩn
[2] Giá dịch vụ ngày giường bệnh
[3] Giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm
Xem chi tiết Tại đây
[4] Giá dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng phương pháp vô cảm gây tế chưa bao gồm chi phí thuốc và oxy sử dụng cho dịch vụ. Chi phí thuốc và oxy thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và người bệnh theo thực tế sử dụng và kết quả mua sắm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem chi tiết Tại đây
Lưu ý: Mức dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định; trong đó chi phí tiền lương theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng, chưa bao gồm quỹ thưởng.
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương từ ngày 05/11/2024? (Hình từ Internet)
Khi nào không phải đăng ký hành nghề khám chữa bệnh?
Căn cứ Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định nguyên tắc đăng ký hành nghề:
Điều 36. Nguyên tắc đăng ký hành nghề
1. Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người hành nghề được đăng ký làm việc tại một hoặc nhiều vị trí chuyên môn sau đây trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải bảo đảm chất lượng công việc tại các vị trí được phân công:
a) Khám bệnh, chữa bệnh theo giấy phép hành nghề;
b) Phụ trách một bộ phận chuyên môn;
c) Chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong các trường hợp sau đây:
a) Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện;
b) Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt;
d) Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, người hành nghề khám chữa bệnh không phải đăng ký hành nghề khám chữa bệnh trong các trường hợp sau:
- Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện
- Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp
- Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt
- Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn
- Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
Đăng ký hành nghề khám chữa bệnh có các nội dung gì?
Căn cứ Điều 37 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định nội dung đăng ký hành nghề:
Điều 37. Nội dung đăng ký hành nghề
1. Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề.
2. Chức danh, vị trí chuyên môn của người hành nghề.
3. Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề.
4. Thời gian hành nghề.
5. Ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật này.
Như vậy, đăng ký hành nghề khám chữa bệnh có các nội dung sau:
- Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề.
- Chức danh, vị trí chuyên môn của người hành nghề.
- Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề.
- Thời gian hành nghề.
- Ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký
+ Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?