Tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh có cần giấy khám sức khỏe hay không?
Tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh có cần giấy khám sức khỏe hay không?
Căn cứ Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
Điều 24. Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề áp dụng đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.
2. Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có văn bằng phù hợp với từng chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đã hoàn thành việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
3. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Hội đồng Y khoa Quốc gia chủ trì tổ chức thực hiện.
4. Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải chi trả chi phí kiểm tra đánh giá.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên, người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có văn bằng phù hợp với từng chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.
- Đã hoàn thành việc thực hành khám chữa bệnh
Như vậy, người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh không cần giấy khám sức khỏe.
Tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh có cần giấy khám sức khỏe hay không? (Hình từ Internet)
Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh bác sỹ phải có văn bảng nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh bác sỹ phải có một trong các văn bằng sau:
[1] Chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa
- Văn bằng bác sỹ y khoa, bao gồm văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ bác sỹ y khoa
- Văn bằng cử nhân y khoa do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học và đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung bác sỹ y khoa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
[2] Chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền
- Văn bằng bác sỹ y học cổ truyền, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ bác sỹ y học cổ truyền
- Văn bằng cử nhân y học cổ truyền do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học và đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung bác sỹ y học cổ truyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
[3] Chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề y học dự phòng
Văn bằng bác sỹ y học dự phòng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ bác sỹ y học dự phòng.
[4] Chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề răng hàm mặt
- Văn bằng bác sỹ răng hàm mặt, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ bác sỹ răng hàm mặt
- Văn bằng cử nhân y khoa do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học và đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung bác sỹ răng hàm mặt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
[5] Chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa
Văn bằng bác sỹ chuyên khoa trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo cấp đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được cấp bởi cơ sở đào tạo hợp pháp theo quy định của pháp luật
- Thời gian đào tạo tối thiểu 18 tháng
Ai có nhiệm vụ ban hành bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh?
Căn cứ Điều 25 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định Hội đồng Y khoa Quốc gia:
Điều 25. Hội đồng Y khoa Quốc gia
1. Hội đồng Y khoa Quốc gia là tổ chức do Thủ tướng Chính phủ thành lập, có chức năng đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; có con dấu và trụ sở riêng.
2. Hội đồng Y khoa Quốc gia có các nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ trì phối hợp với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Ban hành bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
d) Tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, khiếu nại hoặc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Theo quy định trên, Hội đồng Y khoa có nhiệm vụ ban hành bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?