Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Kon Tum?
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Kon Tum?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum ban hành kèm theo Quyết định 59/2024/QĐ-UBND tỉnh Kon Tum quy định như sau:
Điều 4. Diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở
1. Thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích và kích thước tối thiểu như sau.
a) Đất ở nông thôn (xã).
Diện tích tối thiểu của thửa đất là 50m2.
Kích thước tối thiểu của thửa đất: Chiều rộng tối thiểu của thửa đất là 4m, chiều sâu tối thiểu của thửa đất là 6,5m (chiều sâu tối thiểu là khoảng cách tính từ cạnh tiếp giáp với đường giao thông hoặc lối đi cho đến cuối thửa đất);
b) Đất ở đô thị (phường, thị trấn).
Đối với thửa đất tiếp giáp đường giao thông (có lộ giới bằng hoặc lớn hơn 19m) thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 45m2; kích thước tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa: chiều rộng tối thiểu của thửa đất là 5m, chiều sâu tối thiểu của thửa đất là 6,5m (chiều sâu tối thiểu là khoảng cách tính từ cạnh tiếp giáp với đường giao thông cho đến cuối thửa đất).
Đối với thửa đất tiếp giáp đường giao thông (có lộ giới nhỏ hơn 19m) thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 36 m2; kích thước tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa: chiều rộng tối thiểu của thửa đất là 4m, chiều sâu tối thiểu của thửa đất 6,5m (chiều sâu tối thiểu là khoảng cách tính từ cạnh tiếp giáp với đường giao thông cho đến cuối thửa đất).
Đối với thửa đất không tiếp giáp đường giao thông nhưng có lối đi theo quy định thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 45m2; kích thước tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa: chiều rộng tối thiểu của thửa đất là 5m, chiều sâu tối thiểu của thửa đất là 6,5m (chiều sâu tối thiểu là khoảng cách tính từ cạnh tiếp giáp với lối đi cho đến cuối thửa đất);
2. Diện tích tối thiểu, chiều rộng tối thiểu, chiều sâu tối thiểu của thửa đất hình thành quy định tại khoản 1 Điều này không tính trong phần diện tích hành lang bảo vệ các công trình và diện tích đất thuộc quy hoạch thực hiện dự án, công trình nhưng chưa thu hồi đất.
Theo đó, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Kon Tum được xác định như sau:
- Đất ở nông thôn (xã): 50m2.
- Đất ở đô thị (phường, thị trấn):
+ Đối với thửa đất tiếp giáp đường giao thông (có lộ giới bằng hoặc lớn hơn 19m): 45m2.
+ Đối với thửa đất tiếp giáp đường giao thông (có lộ giới nhỏ hơn 19m): 36 m2.
+ Đối với thửa đất không tiếp giáp đường giao thông nhưng có lối đi theo quy định: 45m2.
Lưu ý: Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Kon Tum nếu trên không tính trong phần diện tích hành lang bảo vệ các công trình và diện tích đất thuộc quy hoạch thực hiện dự án, công trình nhưng chưa thu hồi đất.
Xem thêm: Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tỉnh Kon Tum từ 09/11/2024
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Kon Tum? (Hình từ Internet)
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Kon Tum?
Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 49/2024/QĐ-UBND tỉnh Kon Tum, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Kon Tum được xác định như sau:
- Đối với đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản: không quá 30 ha (ba mươi héc ta) cho mỗi loại đất.
- Đối với đất trồng cây lâu năm: không quá 450 ha (bốn trăm năm mươi héc ta).
- Đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng: không quá 450 ha (bốn trăm năm mươi héc ta).
Tổ chức kinh tế có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ của cá nhân không?
Căn cứ theo điểm a khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 45. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
[...]
8. Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất quy định như sau:
a) Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó;
c) Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà pháp luật không cho phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.
Như vậy, tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ của cá nhân,ngoại trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?