Tổng cục trưởng là ai? Tiêu chuẩn về trình độ với chức danh Tổng cục trưởng theo Nghị định 29?
Tổng cục trưởng là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định về Tổng cục trưởng như sau:
Tổng cục trưởng và tương đương
1. Tổng cục trưởng và tương đương là người đứng đầu Tổng cục, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện việc hoạch định chính sách, thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với ngành, lĩnh vực, chuyên ngành trong phạm vi cả nước theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
...
Như vậy, Tổng cục trưởng là chức danh của người đứng đầu Tổng cục. Tổng cục trưởng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện việc hoạch định chính sách, thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với ngành, lĩnh vực, chuyên ngành trong phạm vi cả nước theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Ngoài ra, Tổng cục trưởng cũng phải chịu trách nhiệm về chức trách và nhiệm vụ được giao trước Bộ trưởng và trước pháp luật.
Tổng cục trưởng là ai? Tiêu chuẩn về trình độ với chức danh Tổng cục trưởng theo Nghị định 29? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chức danh Tổng cục trưởng theo Nghị định 29/2024/NĐ-CP?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn chức danh Tổng cục trưởng như sau:
Tổng cục trưởng và tương đương
...
2. Đáp ứng các tiêu chuẩn chung tương ứng quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định này và các quy định sau:
a) Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử; am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, hiểu biết pháp luật về ngành, lĩnh vực quản lý và thông lệ quốc tế;
b) Có năng lực: Hoạch định những vấn đề chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực; chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức; chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền; triển khai phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương để thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật;
c) Đang giữ chức vụ Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ hoặc Phó Tổng cục trưởng và tương đương.
Như vậy, tiêu chuẩn chức danh Tổng cục trưởng theo quy định tại Nghị định 29/2024/NĐ-CP bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- Về chính trị, tư tưởng:
+ Đáp ứng yêu cầu chung về chính trị, tư tưởng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý.
+ Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử
- Về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật: Đáp ứng yêu cầu chung về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý.
- Về trình độ:
+ Tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
+ Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương;
+ Có trình độ ngoại ngữ phù hợp với vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý theo quy định.
- Về năng lực và uy tín:
+ Đáp ứng yêu cầu chung về năng lực và uy tín đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý.
+ Có năng lực:
++ Hoạch định những vấn đề chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực;
++ Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực;
++ Chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực;
++ Chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức;
++ Chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật;
++ Chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền;
++ Triển khai phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương để thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật.
- Về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác:
+ Đáp ứng yêu cầu chung về nsức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý.
+ Đang giữ chức vụ Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ hoặc Phó Tổng cục trưởng và tương đương.
Công chức có nghĩa vụ gì đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân?
Căn cứ Điều 8 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về nghĩa vụ của công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân bao gồm:
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Lưu ý: Nghị định 29/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ máy hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?