Danh sách các quận ở thành phố Hà Nội? Khu vực nào phải tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa?

Thành phố Hà Nội có các quận nào? Khu vực nào phải tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa?

Danh sách các quận ở thành phố Hà Nội?

Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.

Thành phố Hà Nội hiện nay có 30 đơn vị hành chính. Trong đó, có 1 thị xã, 12 quận và 17 huyện, là tỉnh thành có nhiều đơn vị hành chính cấp huyện nhất Việt Nam. Dưới đây là danh sách các quận ở thành phố Hà Nội:

[1] Quận Ba Đình

Là trung tâm chính trị - hành chính của Thủ đô Hà Nội, nơi tập trung nhiều cơ quan nhà nước quan trọng như: Phủ Chủ tịch, Quốc hội, Nhà hát Lớn, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ...

Quận Ba Đình có 14 phường gồm: Ngọc Hà, Đội Cấn, Cống Vị, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch, Điện Biên, Thành Công, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Vĩnh Phúc.

[2] Quận Hoàn Kiếm

Nơi có Hồ Gươm - một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, cùng nhiều di tích lịch sử văn hóa và khu phố cổ.

Quận Hoàn Kiếm gồm 18 phường: Cửa Đông, Cửa Nam, Chương Dương, Đồng Xuân, Hàng Bài, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Tràng Tiền, Trần Hưng Đạo.

[3] Quận Hai Bà Trưng

Nơi có nhiều khu phố sầm uất, nhiều trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí và các trường đại học lớn.

Quận Hai Bà Trưng có 20 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm. Trụ sở UBND quận: số 30 phố Lê Đại Hành.

[4] Quận Đống Đa

Nơi có nhiều trường đại học, bệnh viện và khu dân cư đông đúc.

Đống Đa có 21 phường: Văn Miếu, Văn Chương, Trung Tự, Trung Phụng, Trung Liệt, Thổ Quan, Thịnh Quang, Quốc Tử Giám, Quang Trung, Phương Mai, Phương Liên, Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Sở, Nam Đồng, Láng Thượng, Láng Hạ, Kim Liên, Khương Thượng, Khâm Thiên, Hàng Bột, Cát Linh.

[5] Quận Tây Hồ

Nơi có Hồ Tây - một trong những hồ nước ngọt lớn nhất nội thành Hà Nội, cùng nhiều chùa chiền, đền đài cổ kính.

Quận Tây Hồ có 8 phường: Bưởi, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thụy Khuê, Tứ Liên, Xuân La, Yên Phụ.

[6] Quận Cầu Giấy

Nơi tập trung nhiều khu văn phòng, khu đô thị mới và các trường đại học lớn.

Quận Cầu Giấy có 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.

[7] Quận Thanh Xuân

Nơi có nhiều khu đô thị mới, khu tập thể cũ và các trường đại học lớn.

Quận Thanh Xuân có 11 phường: Hạ Đình, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Kim Giang, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình

[8] Quận Hoàng Mai

Nơi có nhiều khu đô thị mới, khu tái định cư và các khu công nghiệp.

Quận Hoàng Mai có 14 phường: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở.

[9] Quận Long Biên

Nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và cảng sông.

Quân Long Biên có 14 phường: Gia Thụy, Ngọc Lâm, Bồ Đề, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối, Đức Giang, Sài Đồng.

[10] Quận Nam Từ Liêm

Nơi có nhiều khu đô thị mới, khu tập thể cũ và các trường đại học lớn.

Quận Nam Từ Liêm có 10 phường: Cầu Diễn, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Mễ Trì, Trung Văn, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Phương Canh, Xuân Phương.

[11] Quận Bắc Từ Liêm

Nơi có nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp và các trường đại học lớn.

Quận Bắc Từ Liêm có 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đức Thắng, Đông Ngạc, Thụy Phương, Liên Mạc, Thượng Cát, Tây Tựu, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.

[12] Quận Hà Đông

Nơi có nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp và các trường đại học lớn.

Quận Hà Đông có 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Yên Nghĩa, Dương Nội, Hà Cầu, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Kiến Hưng, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Danh sách các quận ở thành phố Hà Nội? Khu vực nào phải tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa?

Danh sách các quận ở thành phố Hà Nội? Khu vực nào phải tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa? (Hình từ Internet)

Các khu vực nào ở Hà Nội phải tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa?

Căn cứ Điều 11 Luật Thủ đô 2012 quy định bảo tồn và phát triển văn hóa:

Bảo tồn và phát triển văn hóa
1. Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô phải bảo đảm tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Các nguồn lực văn hóa trên địa bàn Thủ đô phải được quản lý, khai thác, sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô và cả nước.
2. Các khu vực, di tích và di sản văn hóa sau đây phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:
a) Khu vực Ba Đình;
b) Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô;
c) Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;
d) Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu;
đ) Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954;
e) Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.
...

Theo đó, các khu vực, di tích và di sản văn hóa sau đây phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:

- Khu vực Ba Đình;

- Di tích Phủ Chủ tịch;

+ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh;

+ Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa;

+ Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô;

- Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;

- Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu;

- Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954;

- Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.

Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô được tặng cho ai?

Căn cứ Điều 7 Luật Thủ đô 2012 quy định danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô:

Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
1. Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô được trao tặng cho người nước ngoài có đóng góp trong việc xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc trong việc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục tặng danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô.

Theo đó, danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô được trao tặng cho người nước ngoài. Điều kiện để được xét tặng danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô là:

- Là công dân nước ngoài.

- Có những đóng góp to lớn, xuất sắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội.

- Có những đóng góp to lớn trong việc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô.

Trân trọng!

Bộ máy hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bộ máy hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã cập nhật mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục 63 mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 2024 theo Nghị định 145?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 đơn giản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ Văn phòng UBND TP. Hồ Chí Minh ở đâu? Vị trí chức năng của Văn phòng UBND TP. Hồ Chí Minh là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Di dời trụ sở cơ quan hành chính ra ngoài trung tâm thành phố để tránh kẹt xe theo Chỉ thị 23-CT/TW?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nội chính là gì? Khối nội chính gồm những cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên tiếng anh của Chính phủ Việt Nam là gì? Những văn bản quy phạm pháp luật nào sẽ do Chính phủ ban hành, liên tịch ban hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ máy hành chính
Phan Vũ Hiền Mai
1,429 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ máy hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ máy hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào