Chi phí sửa chữa tài sản cố định có làm tăng nguyên giá tài sản hay không?

Cho tôi hỏi: Chi phí sửa chữa tài sản cố định có làm tăng nguyên giá tài sản hay không? Câu hỏi từ anh Bình - Long An

Chi phí sửa chữa tài sản cố định có làm tăng nguyên giá tài sản hay không?

Tại Điều 7 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định như sau:

Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định:
1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.
Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
3. Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Như vậy, chi phí sửa chữa tài sản cố định sẽ không được tính tăng nguyên giá tài sản cố định mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

Chi phí sửa chữa tài sản cố định có làm tăng nguyên giá tài sản hay không?

Chi phí sửa chữa tài sản cố định có làm tăng nguyên giá tài sản hay không? (Hình từ Internet)

Tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình như sau:

Theo đó, đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:

Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác.

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm được xác định như thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm được xác định như sau:

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như:

- Lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định;

- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ;

- Chi phí nâng cấp;

- Chi phí lắp đặt, chạy thử;

- Lệ phí trước bạ;

- Các chi phí liên quan trực tiếp khác.

Trường hợp tài sản cố định hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá tài sản cố định là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như:

- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ;

- Chi phí nâng cấp;

- Chi phí lắp đặt, chạy thử;

- Lệ phí trước bạ (nếu có).

Trường hợp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC.

Còn tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định hữu hình vào sử dụng.

Trường hợp sau khi mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC;

Nguyên giá của tài sản cố định xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.

Trân trọng!

Tài sản cố định
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài sản cố định
Hỏi đáp Pháp luật
Cách điền Mẫu 02-TSCĐ biên bản thanh lý tài sản cố định cho mọi doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định không? Cho ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có được trừ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu 01-TSCĐ biên bản giao nhận tài sản cố định của doanh nghiệp siêu nhỏ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí sửa chữa tài sản cố định có làm tăng nguyên giá tài sản hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép phân bổ dần vào chi phí kinh doanh tối đa bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp khấu hao đường thẳng là gì? Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất của doanh nghiệp có phải trích khấu hao hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phải trích khấu hao hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài sản cố định
Nguyễn Thị Hiền
554 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tài sản cố định
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào