Phương pháp khấu hao đường thẳng là gì? Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng như thế nào?

Xin cho tôi hỏi: Tôi muốn biết phương pháp khấu hao đường thẳng là gì? Làm thế nào để tôi có thể tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng? Mong được giải đáp!

Phương pháp khấu hao đường thẳng là gì?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
...
2. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:
a) Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
...

Như vậy, phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ khi doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

Phương pháp khấu hao đường thẳng là gì? Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng như thế nào?

Phương pháp khấu hao đường thẳng là gì? Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng như thế nào? (Hình từ Internet)

Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng như thế nào?

Căn cứ Mục 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng như sau:

Phương pháp khấu hao đường thẳng:
1. Nội dung của phương pháp:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định/Thời gian trích khấu hao
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
2. Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản cố định.
3. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.
...

Như vậy, doanh nghiệp có thể tham khảo cách tính khấu hao tài sản cố định qua các bước sau đây để thực hiện tính khấu hao:

- Bước 1: Xác định thời gian trích khấu hao tài sản cố định;

- Bước 2: Xác định nguyên giá của tài sản cố định;

- Bước 3: Xác định mức khấu hao tài sản hàng năm.

Mức khấu hao tài sản hàng năm = Nguyên giá tài sản/Thời gian trích khấu hao

- Bước 4: Xác định mức khấu hao tài sản hàng tháng;

Mức khấu hao tài sản hàng tháng = Mức khấu hao tài sản cả năm/12

- Bước 5: Xác định mức khấu hao tài sản vào thời điểm doanh nghiệp muốn tính khấu hao tài sản.

Ví dụ, ngày 20/02/2024, công ty V mua một bộ máy tính trị giá 50 triệu, phí vận chuyển là 3 triệu và chi phí lắp đặt là 1 triệu, các chi phí này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Đến ngày 28/02/2024 thì máy được hoàn thành lắp đặt và được sử dụng. Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng trong tháng 3 của bộ máy tính này như sau:

- Thời gian trích khấu hao: Bộ máy tính văn phòng có thời gian sử dụng từ 07-15 năm. Do đó, doanh nghiệp lựa chọn trích khấu hao trong vòng 10 năm.

- Xác định nguyên giá của bộ máy tính: Nguyên giá = 50 triệu + 3 triệu + 1 triệu = 54 triệu

- Mức khấu hao tài sản hàng năm = 54 triệu /10 năm = 5,4 triệu/năm.

- Mức khấu hao tài sản hàng tháng = 5,4 triệu/12 tháng = 450.000 đồng/tháng.

- Mức khấu hao tài sản tháng 02/2024:

+ Số ngày sử dụng trong tháng 02: 09 ngày

+ Số ngày trong tháng 02: 29 ngày

+ Mức khấu hao tài sản tháng 02/2024 của doanh nghiệp = (450.000/29) x 9 = 139.600 đồng.

Như vậy, tháng 02/2024, công ty V được trích khấu hao tài sản là 139.600 đồng vào chi phí kinh doanh. Hàng tháng, doanh nghiệp được trích 450.000 đồng và hàng năm doanh nghiệp được trích 5.400.000 đồng.

Các tài sản cố định vô hình thì có thời gian trích khấu hao bao lâu?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình như sau:

Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình:
1. Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.
2. Đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.
3. Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).

Như vậy, đối với tài sản cố định vô hình thì doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao nhưng không được quá 20 năm. Đối với tài sản là giá trị quyền sử dụng đất thì thời gian trích khấu hao là thời gian doanh nghiệp được phép sử dụng đất.

Ngoài ra, đối với tài sản cố định vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ nhưng không tính thời gian văn bằng được gia hạn thêm.

Trân trọng!

Tài sản cố định
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài sản cố định
Hỏi đáp Pháp luật
Cách điền Mẫu 02-TSCĐ biên bản thanh lý tài sản cố định cho mọi doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định không? Cho ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có được trừ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu 01-TSCĐ biên bản giao nhận tài sản cố định của doanh nghiệp siêu nhỏ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí sửa chữa tài sản cố định có làm tăng nguyên giá tài sản hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép phân bổ dần vào chi phí kinh doanh tối đa bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp khấu hao đường thẳng là gì? Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất của doanh nghiệp có phải trích khấu hao hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phải trích khấu hao hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài sản cố định
Trần Thị Ngọc Huyền
541 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tài sản cố định
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào